Đại gia cá tôm chết cạn

Hoạt động trong ngành thế mạnh của Việt Nam nhưng rất nhiều đại gia trong lĩnh vực thủy sản vẫn lao đao. Nhiều ông lớn đã sụp đổ, số khác đang sống lay lắt, DN đang có dấu hiệu chìm dần với tín hiệu thoát thân của những người lãnh đạo.

Đại gia cá tôm

Đại gia ngập lút đầu vì nợ, tồn kho

Ngày 24/7, cổ phiếu CMX của CTCP Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex) tiếp tục giảm mạnh phiên thứ 6 liên tiếp về mức giá sàn 5.000 đồng/cp. .

Hôm 23/7, UBCKNN đã chính thức bác phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức đồng thời tăng vốn của CMX. Trước đó, trong ĐHCĐ thường niên 2013, CMX đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 16,7% nhằm tăng vốn điều lệ từ 132,2 tỷ đồng lên 154,2 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính 2012 đã kiểm toán, CMX có tồn kho cuối năm lên tới 445 tỷ đồng và con số này đầu năm là 564 tỷ đồng. Con số này là số rất lớn nếu so với vốn điều lệ 132 tỷ và vốn chủ sở hữu khoảng 160 tỷ đồng của DN.

Nhiều NĐT cũng không khỏi lo ngại về khoản vay và nợ ngắn hạn ở mức cao hơn 440 tỷ đồng (gấp nhiều lần vốn điều lệ) cho dù đã giảm khá nhiều so với mức 635 tỷ đồng hồi đầu năm 2012. Doanh thu của CMX giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm (-55% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 45% và chỉ đạt 11% kế hoạch năm.

Lo ngại thực tế này, 2 tháng gần đây các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ đăng ký mua nhưng không mua, trong khi ồ ạt bán ra gần như toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ như như tìm một hướng thoát thân.

Trước đó, Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex (CAD) đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE hồi tháng 6/2012 với nguyên nhân lỗ 3 năm liên tiếp và vốn chủ sở hữu (khi đó) âm gần 210 tỷ đồng. Hiện nay, cổ phiếu CAD giao dịch ở Upcom với giá 700 đồng/cp.

Ngay cả “vua tôm” Minh Phú (MPC) trong năm 2012 cũng báo lãi vỏn vẻn 91 tỷ đồng, giảm 67% so với năm trước, và chỉ bằng 13% kế hoạch. MPC đã lên kế hoạch “bỏ chạy” khỏi sàn chứng khoán để có thể huy động vốn bên ngoài.

Không chỉ trong lĩnh vực chế biến tôm mà nhiều doanh nghiệp thủy sản khác cung gặp rất nhiều khó khăn như: Bianfishco của đại gia Diệu Hiền, Thủy sản Phương Nam, Thủy sản Đông Nam, An Khang, Thiên Mã… vỡ nợ; Aquafeed Cửu Long đã ngưng hoạt động và đang chờ làm thủ tục phá sản…

Tan vỡ thế mạnh

Thủy sản là một ngành thế mạnh, có khả năng cạnh tranh thuộc tốp đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, làn sóng đổ vỡ và suy yếu của các DN này cho thấy lĩnh vực này đang gặp rất nhiều vấn đề.

CMX, dù có quy mô thuộc tốp đầu nhưng lại là một đơn vị có lợi thế cạnh tranh cao với vùng nuôi tôm sinh thái sẵn có trên bán đảo Cà Mau. Vốn điều lệ thấp nhưng DN này có doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, lợi nhuận có năm gần bằng 50% vốn.

Cũng như nhiều doanh nghiệp thủy sản khác, khó khăn có lẽ không phải chỉ ở đầu ra khó khăn.

Trên thực tế, rất nhiều DN gặp khó khăn, chủ yếu về vốn và xuất khẩu sản phẩm ở mức giá rẻ gây ra thua lỗ triền miên.

CMX

Với CMX, các số liệu cho thấy DN này đang gặp vấn đề dòng tiền, nguồn vốn. DN đã mở rộng đầu tư quá nhiều với chi phí vay ngân hàng thời kỳ 2012 rất lớn.

Vay nhiều, đầu tư lơn, DN tất nhiên phải cần thêm nhiều vốn để mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh có lẽ đã khiến DN này không thể đảm bảo công suất để mang lại lợi nhuận.

Với Cadovimex, nguyên nhân lỗ lại chủ yếu là do bán hàng dưới giá vốn và bị ảnh hưởng bởi mức thuế chống bán phá giá mới mà Mỹ áp dụng gần đây đối với sản phẩm cá tra. Đa số các DN thủy sản khác gặp khó khăn thua lỗ cũng chủ yếu do thiếu vốn, vay nợ nhiều, cạnh tranh nhau gắy gắt và phải bán sản phẩm dưới giá thành.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng, các DN thủy sản Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp cá tra, đang nhìn quá gần. Mục đích của họ là bán thật nhiều, thật rẻ… để chiếm thị phần, lãi ít nhưng với khối lượng lớn sẽ mang lại lợi nhuận nhiều. Tuy nhiên, sự mất đoàn kết và sự cạnh tranh quá khốc liệt đã kéo giá xuất khẩu nói chung xuống mức quá thấp, gây thua lỗ cho phần lớn các DN.

Việc phát triển quá nóng, đầu tư dàn trải cũng được nói đến như một nguyên nhân đẩy các DN thủy sản vào khó khăn khi mà kinh tế thế giới suy thoái, các đối tác truyền thống nhập khẩu với số lượng ít hơn. Trong khi người nông dân thua lỗ cũng hạn chế nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng hàng loạt các nhà máy chế biến cá tra ngay trong mùa cao điểm, còn lại đa số chạy 40-50% công suất hồi cuối năm ngoái là một minh chứng cho vấn đề này.

Có thể thấy, việc chạy theo số lượng, không chú trọng chất lượng và giá cả đã khiến không ít doanh nghiệp thủy sản trong nước rơi vào khó khăn, đổ vỡ. Vấn đề này đã được cảnh báo, các DN đã nhiều lần ngồi lại với nhau để bàn cánh giải quyết nhưng rốt cuộc vẫn không có kết quả. Từ thảm cảnh hôm nay, các Dn có hối tiếc chắc đã quá muộn.

Theo Vietnamnet.vn
Đăng ngày 26/07/2013
mạnh hà
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 17:26 19/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 17:26 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 17:26 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 17:26 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:26 19/11/2024
Some text some message..