Đại gia cá tra vỡ nợ và bài học cho một ngành kinh tế

Việc vợ chồng Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tafishco - An Giang mấy tháng qua bỏ ra nước ngoài không trở về, để lại khoảng nợ lớn của nhiều khách hàng, làm nhiều người đứng ngồi không yên.

Đại gia cá tra vỡ nợ
Chế biến cá tra xuất khẩu Hình Internet

Thực ra, việc các “đại gia thủy sản” lâm nợ, bỏ trốn hay bị bắt đã xảy ra lâu nay. Nó như một “hàn thử biểu” đo độ nóng - lạnh của ngành kinh tế quan trọng này ở miền Tây Nam Bộ.

Thu hoạch cá tra ở Cần Thơ  

Vì sao, trong mấy năm qua, lại có nhiều đại gia thủy sản vỡ nợ như vậy? Loại bỏ các yếu tố do chủ doanh nghiệp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, câu kết với cán bộ ngân hàng rút tiền tín dụng tiêu xài hay đầu tư vào bất động sản hay ngành kinh doanh khác rồi vỡ nợ; cần phân tích thấu đáo thực trạng, rút ra bài học cho ngành cá tra.  

Phía sau kỳ tích con cá

Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL đã tạo ra kỳ tích. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, khởi điểm từ cuối thập niên 90, chỉ trong vài năm sau, con cá tra đã vươn lên đỉnh vinh quang.

Từ loài cá tự nhiên miền sông nước, những người nông dân miền Tây sáng tạo, được trợ giúp của khoa học, trở thành những “bà mụ vườn” bắt cá đẻ, tạo ra ngành mới - sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng ngành nuôi theo kiểu sản xuất hàng hóa, qui mô lớn. Với lợi thế điều kiện tự nhiên, vùng nuôi, năng suất cao, đẩy mạnh chế biến xuất khẩu, cá tra ĐBSCL đã vươn lên đứng đầu thế giới, chiếm hơn 90% thị phần cá tra xuất khẩu toàn cầu.

Chính con cá tra ĐBSCL, gần 2 thập niên trước đây đã làm đau đầu những ông chủ tập đoàn, hiệp hội cá nheo bên Mỹ, khơi mào cho cuộc chiến cá da trơn, đã “vô tình” quảng bá cho sự nổi tiếng của loài thủy sản đặc hữu vùng sông nước Cửu Long. Người tiêu dùng Mỹ, châu Âu và hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ ưa chuộng cá tra phi-lê Việt Nam không chỉ vì giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cá nheo và da trơn cùng loại, mà quan trọng hơn là đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng. Về mặt dinh dưỡng, ngành này đáp ứng xu thế ẩm thực mới, cung cấp lượng thịt trắng, an toàn, ít bị nhiễm kháng sinh.

Nhưng đằng sau ánh hào quang “vượt vũ môn” của loài “đế ngư” là cảnh lâm nợ, khốn đốn của nhiều người nuôi và doanh nghiệp cá tra xảy ra như có tính chu kỳ năm được, năm mất. Nguyên nhân được nhận diện là khi giá thị trường xuống thấp, thiếu vốn, “hiệu ứng đôminô” lây lan, người nuôi cá, doanh nghiệp, ngân hàng nợ nần dây chuyền, chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, chật vật trong tìm đầu ra, phải kể đến “tử huyệt” của doanh nghiệp thủy sản là năng lực tài chính yếu kém, sử dụng chủ yếu vốn vay ngắn hạn, gặp lúc lãi suất tăng vọt, lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi dẫn đến thua lỗ kéo dài.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản vừa phát lên, bỗng chốc “lâm bệnh nặng”. Một số chủ doanh nghiệp không có chuyên môn sâu trong ngành, lĩnh vực, đa phần khởi sự từ mua bán chuyển sang nghề nuôi, chế biến thủy hải sản. Nghiên cứu thị trường không kỹ và không am hiểu đầy đủ luật pháp của các nước nhập khẩu, chỉ cần một đơn hàng chậm thanh toán hoặc bị hủy thì doanh nghiệp gặp điêu đứng.

“Căn bệnh” của ngành kinh tế cá tra đã được chẩn đoán, bốc thuốc, nhưng dùng thuốc chưa đủ liều. Cần tiếp cận đa ngành, phối hợp hành động liên ngành. Phải chăng “tử huyệt” của doanh nghiệp đang là sự yếu kém về tài chính và quản trị.

Đại gia cá tra lâm nợ: Lỗi của cho vay theo chuỗi?

Điều đầu tiên cần phải khẳng định là chính sách cho vay theo chuỗi cá tra mà các ngân hàng đã áp dụng mấy năm qua là một chủ trương đúng.

Từ hệ lụy do phát triển nóng, thiếu qui hoạch, mạnh ai nấy làm trước đây, khi gặp khó khăn thị trường, trong cơn khát vốn, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn chụp giựt, đã tự làm khó mình và làm khó lẫn nhau khi liên tục chào bán cá tra với giá thấp để có tiền xoay vòng. Khi “bồ nhà chơi xấu nhau trên sân khách” đã tạo cho nhà nhập khẩu quyền xác lập “giá trần”. Ở nhiều thời điểm, giá cá tra xuất khẩu đã liên tục hạ gây bất lợi không chỉ cho doanh nghiệp, người nuôi mà còn làm suy yếu ngành cá tra Việt Nam.

Trong khi đó, ngân hàng cho vay theo chuỗi cá tra, mặc dù tiếp cận đúng, nhưng chỉ mới giải quyết ở khâu “cung ứng” tín dụng dựa trên các phương thức hợp đồng mà trách nhiệm thường qui về bên yếu thế là người nuôi, phần đông là nông dân hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ. Xảy ra nợ nần, các tác nhân yếu thế này “lãnh đủ”. Trong khi đó, việc nâng cao năng lực quản trị, tài chính và hoàn thiện chuỗi liên kết lại là vấn đề khác.

Đã không có quyền lại dễ mất trắng

Cách tiếp cận của ngân hàng hiện cũng chỉ “sờ” đến một công đoạn của chuỗi cá tra. Đó là người nuôi, doanh nghiệp chế biến kiêm xuất khẩu. Phần quan trọng nhất của con cá tra đang ở một phân ngành khác. 

Thực tế hiện nay, 80 - 90% giá thành cá tra là chi phí thức ăn. Trong khi đó, khoảng 80% các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ quyền cung cấp thức ăn thủy sản, quyết định giá nguyên liệu. Và cũng vào khoảng 70 - 80% nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản như bắp, cám gạo và các nguyên, phụ liệu khác cũng được nhập khẩu. 

Như vậy, sản xuất cá tra, từ “đầu vào” đến “đầu ra”, người nuôi - với tư cách “nhà sản xuất” nhưng không có quyền quyết định đối với sản phẩm của mình làm ra. Khi cá tra được giá, người nuôi chỉ lãi 10 - 20%, còn lại 80 - 90% thuộc phân ngành thức ăn. Thua lỗ, thì người nuôi mất trắng.

Giải bài toán tái cấu trúc ngành hàng cá tra chắc chắn có tầm chiến lược hơn nhiều so với việc xử lý nợ nần của doanh nghiệp thủy sản và người nuôi. Yêu cầu đòi hỏi tăng cường liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị thực chất, thương hiệu hóa; tái cấu trúc toàn diện ngành hàng thủy sản gắn với ngành công nghiệp thức ăn, đa dạng hóa sản phẩm.  Nhưng trước mắt là cần rà soát, thải loại các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính, quản trị yếu kém để đảm bảo sự lành mạnh, sức cạnh tranh của các tác nhân, tăng cường liên kết lại để ngành hàng cá tra đủ sức đương đầu trước thách thức và hội nhập đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khắc nghiệt của cuộc chơi “mạnh được, yếu thua

Báo Nông Nghiệp
Đăng ngày 24/03/2017
Trần Hữu Hiệp
Kinh tế

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 09:32 14/05/2024

Dự án Aqua Xanh nuôi tôm bền vững ở Cà Mau

Từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2026, tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, triển khai thí điểm dự án Aqua Xanh với mục tiêu góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước để thực hành nuôi tôm bền vững và sau đó mở rộng ra vùng ĐBSCL.

Mô hình nuôi tôm
• 09:32 14/05/2024

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:32 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:32 14/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 09:32 14/05/2024