Đại gia vỡ nợ, 700 công nhân ra đường

Hàng trăm lao động của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã (Công ty Thiên Mã), tại Cần Thơ sắp bị nghỉ việc vì công ty vỡ nợ 550 tỷ đồng.

Công ty Thiên Mã
Công ty Thiên Mã

Sau khi Giám đốc Công ty Thiên Mã - ông Phan Bá Tòng tuyên bố số nợ nần của các ngân hàng, nông dân và nhiều tư nhân khác mất khả năng thanh toán. DN này đã cầu cứu các chủ nợ, khoanh nợ, giải vây các khoản nợ mất khả năng thanh toán. Đồng thời kêu gọi các nhà đầu vào giải cứu, nhằm tái cấu trúc DN, trong đó, có Công ty mua bán nợ (DATC), Bộ Tài chính.

Tổng số nợ của DN này lên đến trên 550 tỷ đồng và cơ bản đã không còn khả năng thanh toán. 

Trong đó, số nợ của 5 ngân hàng là trên 430 tỷ đồng, bao gồm: Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Cần Thơ gần 11 tỷ đồng; Ngân hàng Indo Vina - Chi nhánh Cần Thơ hơn 5 tỷ đồng; Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 205 tỷ, Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh Hậu Giang trên 32 tỷ đồng…

Ngoài ra, có trên 50 tỷ đồng là tiền nợ của những nông dân bán cá, bán thức ăn. Và có rất nhiều cá nhân đang ráo riết đòi nợ vị ‘đại gia thủy sản’ Thiên Mã.

Được biết, giám đốc Công ty Thiên Mã – ông Phan Bá Tòng còn cầm cố 3 ngôi nhà để vay nóng nhiều tỷ đồng của một DN tại TP. Cần Thơ, với lãi suất “cắt cổ”. Đến nay, đang bị các chủ nợ đã khởi kiện và đòi lấy không cả 3 ngôi nhà.

Trước thông tin hàng trăm công nhân sắp bị thủy sản Thiêm Mã thanh lý, cắt đứt hợp đồng lao động giữa chừng vì mất khả năng thanh toán tiền lương công nhân, tiền lãi suất ngân hàng và nhiều chủ nợ khác.

Trao đổi với PV, ông Phan Bá Tòng – Giám đốc Công ty Thiên Mã, cho biết, sau khi 2/3 nhà máy chế biến thủy sản phải đóng cửa ngừng hoạt động. Đến nay Nhà máy chế biến thủy sản Thiên Mã 3, sắp phải cho ngừng hoạt động vì không có tiền để mua nguồn nguyên liệu, tái sản xuất.

“Trong 3 tháng nay, mỗi tháng công nhân làm việc chỉ được từ 4 đến 6 ngày. Trong lúc đó, 700 công nhân ngừng làm việc cũng phải trả lương, người thấp nhất là 1,7 triệu đồng/tháng và cao nhất là 7 triệu/tháng. Cứ vậy, mỗi tháng phải chi trả hơn 1 tỷ đồng tiền lương. Hết tháng này (11/2012), chúng tôi sẽ cho toàn bộ công nhân nghỉ việc” – ông Tòng cho biết.

Cũng theo ông Tòng, việc cho công nhân nghỉ việc, ngừng sản xuất là một việc làm “bất đắc dĩ” buộc phải làm. Trong quá khứ, có thời điêm DN này làm ăn thịnh vượng có đến hơn 3.000 công nhân và cho xuất khẩu mỗi năm đạt trên 50 triệu USD.

Sau khi đại gia thủy sản Phương Nam – ông Lâm Ngọc Khuân để lại khoản nợ “cực khủng” 1.600 tỷ đồng, tại quê nhà Sóc Trăng và cùng gia đình bỏ sang Mỹ chưa bệnh. Đến nay, thủy sản Thiên Mã là một trong những ‘đai gia thủy sản’ kế tiếp lâm vào vòng vây nợ nần, mất khả năng thanh toán.

Ông Tòng cũng thừa nhận, liên quan đến nợ nần của Công ty Thiên Mã, đến nay Bộ Công an đã có một ngày làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp này.

Vietnamnet
Đăng ngày 28/11/2012
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:50 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:50 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:50 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:50 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:50 27/11/2024
Some text some message..