Đảm bảo ổn định nguồn giống cá bớp

Cá bớp đang là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi tại nhiều địa phương ven biển nước ta. Việc sản xuất nhân tạo thành công giống cá này đã đảm bảo cho nghề nuôi này phát triển. Tuy nhiên, rất cần sự ổn định nguồn con giống chất lượng cao để nghề nuôi cá bớp phát triển.

Đảm bảo ổn định nguồn giống cá bớp
Cá bớp được nuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển

Phù hợp nhiều địa phương

Cá bớp thường sống vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên, chúng sống ở vùng nước mặn hoặc vùng nước lợ ven biển, rạn san hô cho đến vùng biển khơi. Ở Việt Nam, loài cá này được nuôi khá phổ biến ở nhiều tỉnh ven biển như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng trên biển.

Loài cá này có thể nuôi cả ở vùng vịnh kín gió hoặc vùng biển có sóng lớn tùy vào điều kiện bãi nuôi. Hiện, 2 loại lồng được sử dụng phổ biến trong nuôi cá bớp là lồng gỗ thường được dùng nuôi cá ở vùng vịnh kín gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo tăng trưởng của cá. Diện tích lồng bè lớn, với lồng nhựa chịu lực thường có thể tích khoảng 300 m3 trở lên. Lồng gỗ quây sắt thường có thể tích 30 - 180 m3.

Vì có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt thấp, ít rủi ro, thị trường ưa chuộng, giá bán cao… nên hiện nhiều địa phương đang đầu tư nuôi giống cá này. Tại Khánh Hòa, mô hình nuôi cá bớp tại các địa phương như Ninh Hòa, Vạn Ninh và Cam Ranh đã giúp người dân nơi đây ăn nên làm ra. Nuôi cá bớp mang lại nguồn lợi nhuận cao giúp cho người dân nơi đây có cuộc sống sung túc hơn.

Hay mấy năm gần đây, ngư dân ở các huyện đảo như Phú Quốc, Kiên Lương và Kiên Hải (Kiên Giang) cũng khấm khá lên nhờ nghề nuôi cá bớp. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh Kiên Giang đã có gần 3.000 lồng bè nuôi cá các loại trên biển, thu hoạch đạt sản lượng trên 1.400 tấn, chủ yếu thả nuôi các loại cá mú, cá bớp. Mô hình nuôi cá bớp trong lồng bè trên biển được người dân chọn nuôi nhiều nhất so với các loại khác như cá bống mú, bống cọp, bống sao và chim trắng…

Gỡ khó về con giống

Cá bớp có tốc độ sinh trưởng nhanh, từ con giống cỡ 20 - 25 g/con sau một năm nuôi có thể đạt 4 - 5 kg/con; đây là đối tượng có rất nhiều triển vọng đối với nghề nuôi biển ở nước ta. Tuy nhiên, có những lúc người nuôi gặp không ít khó khăn vì con giống ngày một khan hiếm do nguồn cung từ tự nhiên cạn kiệt dần. Giá cá giống đắt đỏ nhưng người nuôi không dễ tìm mua.

Để có con giống, nhiều hộ đã phải đăng ký với các cơ sở cung cấp cá giống trước một thời gian dài và sẵn sàng chi “mạnh tay” để nhanh chóng có cá giống chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu con giống tăng đột biến vô hình chung khiến chất lượng cá giống trở nên “phập phù”. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi cá thương phẩm, thời gian gần đây các cơ sở ương nuôi cá bớp giống cũng phát triển mạnh theo kiểu tự phát; nhiều cơ sở không thực hiện việc đăng ký kinh doanh nên khó quản lý chất lượng.

Theo đó, để phát triển nghề nuôi cá bớp quy mô công nghiệp với công nghệ cao, hiệu suất lớn cần phải đẩy mạnh sản xuất giống nhân tạo để đáp ứng nhu cầu về nguồn giống. Việc đăng ký cơ sở sản xuất giống, tiến hành kiểm dịch cá giống trước khi xuất bán cũng cần được các ngành chức năng và người ương nuôi thực hiện chặt chẽ.

Từ năm 1997 - 1999, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện sinh sản cá bớp thành công, sản xuất được cá bớp giống và biên soạn dự thảo quy trình sản xuất vào năm 2000 (Ðề tài nghiên cứu cấp Nhà nước). Từ năm 2001 đến nay, được sự tài trợ của Hợp phần SUMA và Dự án NORAD, Viện Nghiên cứu NTTS I tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình tại các địa điểm Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và đã thu được nhiều kết quả. Hiện nay, quy trình sản xuất giống cá bớp đã ổn định và được đơn giản hóa để áp dụng rộng rãi.

Hay Trại thực nghiệm giống Ba Hòn thuộc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Kiên Giang cũng đã cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành công trong ao đất giống cá bớp, một giống cá mà từ trước đến nay chỉ thấy sinh sản trong điều kiện tự nhiên trên biển. Qua theo dõi, sau 2 tháng từ sinh sản được nuôi dưỡng trong môi trường mới, cá lớn khá nhanh đạt độ dài 15 - 20 cm, không thua gì cá sinh sản trong điều kiện tự nhiên. Việc sản xuất nhân tạo và ương nuôi thành công giống cá bớp là một bước tiến giúp người nuôi có nguồn cá giống tốt, giảm chi phí đầu vào, từ đó giúp ngành sản xuất cá bớp có nhiều cơ hội bứt phá.

Cá bớp có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể đạt cỡ 4 - 6 kg sau một năm nuôi. Hiện nay, giá của loài cá này trên thị trường khá cao, dao động 150.000 - 200.000 đồng/kg.

TSVN
Đăng ngày 19/09/2019
Phương Ngọc
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 05:43 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 05:43 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 05:43 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 05:43 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 05:43 17/02/2025
Some text some message..