Dân vạn chài nhọc nhằn mưu sinh ngày đầu năm

Sáng mồng 2 Tết (tức 9.2.2016), khi nhà nhà đang xúng xính quần áo đẹp để du xuân, vui tết thì ở những làng vạn chài huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An), cả người già lẫn trẻ nhỏ lang thang dọc các bãi biển để đào nghêu, bắt sò, tranh thủ kiếm thêm thu nhập.

mưu sinh
Đại gia đình ông Nguyễn Văn Sinh thay vì ở nhà đi chơi Tết thì lại kéo nhau đi làm, kiếm thêm thu nhập. Ảnh: C.T.L

3 tiếng đánh được hơn 1 cân cá


Vợ chồng chị Hoàn, anh Đông và con trai vật vã mưu sinh ngày mùng 2 Tết. Ảnh: C.T.L

Những xóm chài huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu mùa này vắng lặng, chỉ còn nghe rõ bên tai tiếng phi lao rì rào, tiếng sóng biển mơn man đều lên cát. Ngày thứ 2 của năm mới, nắng lên chói chang cả một không gian im như tờ nhưng cái rét vùng biển vẫn ngọt. Thủy triều lên đem theo cả những tinh túy của biển cả, dạt vào bờ biển. Nhấp nhô đầu sóng là những mái đầu trẻ nhỏ, những tấm lưng người già đang cặm cụi nhặt nhạnh, từ sáng đến quá trưa mới được hai, ba cân nghêu bán lấy tiền.
Vợ chồng chị Hồ Thị Hoàn (39 tuổi) và anh Phạm Văn Đông (44 tuổi), trú tại xóm 3 xã Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu) mới ngày đầu năm đã phải tranh thủ đi thuyền kéo cá.

Giữa cái nắng chói chang, hai vợ chồng cùng đứa con trai 13 tuổi nhăn nhó đẩy thuyền lên bờ, mặt buồn rười rượi vì kết quả của 3 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển là một ít cá, ghẹ bé tí ti. Bờ cát lổm nhổm vỏ sò lẫn thủy tinh sắc lẹm, 3 đôi chân trần cứ thế ghim chặt xuống đất, lấy hết sức đưa thuyền lên mà chẳng mảy may nghĩ đến đôi chân cứa máu. Trên bờ, mẹ anh Đông gần 80 tuổi hướng đôi mắt mờ đục về phía biển, lặng lẽ nhìn con, cháu vất vả mưu sinh ngày Tết rồi ngậm ngùi: “Chúng nó tranh thủ đi lấy may đầu năm, vậy mà trời không thương, cá ít quá. Thế này thì năm nay đói cô ạ. Đi 3 tiếng mà chỉ có được hơn một cân cá, lại cá bé nữa thì để dành nấu bát canh chua cho bữa chiều thôi chứ không ai mua”.

Đi làm là đi chơi tết

Xóm vạn chài xã Diễn Kim (Diễn Châu, Nghệ An) trông còn ảm đạm hơn. Ngoài một vài mái nhà có vẻ kiên cố, được gọi là “nhà hàng” để phục vụ du khách vào mùa hè là những mái nhà lụp xụp, bao phủ lên đó là vẻ xác xơ, hiu hắt.

Giữa bãi biển mênh mông, bà Phạm Thị Thủy (65 tuổi) đang khom lưng nhặt từng con sò cho vào giỏ. 9h sáng, người phụ nữ ấy đạp xe 3 cây số đến đây nhặt nhạnh, lúc này là 1h chiều, trên tay bà là một nhúm sò lẫn lộn con to, con nhỏ, cả những con mà dù sống ở vùng biển hàng chục năm nay, tôi vẫn chưa biết gọi tên nó là gì. Bà Thủy nói, ngày thường bà làm ruộng nhưng nay chưa có việc gì làm nên tranh thủ đi đào nghêu để kiếm thêm thu nhập, bù vào những ngày nông nhàn sắp tới. 2 cân sò nhặt được, bà sẽ bán với giá 15.000 đồng/kg. Thế là 4 tiếng lủi thủi một mình trong khi người ta đang chơi Tết, bà kiếm được 30.000 đồng. Không biết, bà có bù nổi không…

Không đơn độc như bà Thủy, ông Nguyễn Văn Sinh (68 tuổi, Diễn Hải, Diễn Châu) đi đào nghêu, nhặt sò cùng hai con dâu và mấy đứa cháu. Cả một gia đình mấy thế hệ đi làm ngày Tết rộn rã cả một vùng biển.


4 tiếng nhặt nhạnh trên bờ biển, ông Sinh kiếm được 80.000 đồng từ 5 cân nghêu, sò lẫn lộn. Ảnh: C.T.L 

Giơ chiến lợi phẩm là 1 túi sò trên tay, ông Sinh cười móm mém: “Đi làm đông vui như này, coi như là đi chơi Tết đi cho đỡ cực. Cả con dâu, cháu chắt cùng đi. Sáng giờ nhặt được 4, 5 cân rồi. Nhặt ăn thì khỏe vì nhỏ, to gì cũng ăn. Nhặt bán thì khổ lắm. Phải chọn con to mới nhặt, con nhỏ người ta không mua”.

May thay, vừa nói dứt lời, có mấy vị khách đến hỏi mua. Khuôn mặt ông Sinh rạng rỡ hẳn, chạy đi kiếm túi nilong gói cho khách. 5 cân sò lẫn nghêu, cặm cụi nhặt trong 4 tiếng, ông Sinh bán được 80.000 đồng.

Bà Thảo Vinh (68 tuổi), dắt díu theo 4 đứa cháu đi bộ từ xã Diễn Hải sang bờ biển xã Diễn Kim để nhặt sò. Khổ nỗi vùng biển bà dừng chân không có sò để nhặt nên bốn bà cháu ngồi nhìn nhau. Khuôn mặt nhăn nheo, đượm buồn, bà Vinh nói: “Tưởng tranh thủ đi làm ngày Tết mà không có gì cả. Giờ lại phải đi bộ về tay không”.

Tôi vừa rời khỏi vùng biển “được mùa sò” nên chỉ cho 4 bà cháu tới đó. Thấy vậy, bà Vinh mừng rỡ dắt cháu hối hả chạy đi, không quên nói lời cảm ơn.

Ở quê, người ta đi làm cả năm cốt để cuối năm lo cho được cái Tết tươm tất. Vậy mà Tết chưa hết, ai nấy lại vội vã rời đi. Tết của những đứa trẻ cũng không còn trọn vẹn.

Lao Động, 09/02/2016
Đăng ngày 10/02/2016
Cao Thùy Liên
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 14:47 13/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:47 13/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 14:47 13/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 14:47 13/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 14:47 13/01/2025
Some text some message..