Đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản khu vực Tây Bắc

Tây Bắc là khu vực tập trung nhiều thủy điện, hồ thủy điện, sông, suối, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tiềm năng của khu vực này lại chưa được khai thác đúng mức. Về vấn đề này, phóng viên báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy Sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản khu vực Tây Bắc
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy Sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Xin ông cho biết tiềm năng mặt nước của khu vực Tây Bắc, đặc biệt là các khu hồ thuỷ điện đối với việc phát triển thuỷ sản?

Tây Bắc có 95.000 ha diện tích mặt nước với hệ thống sông, suối, khe nước hay mó nước, hồ thủy điện, hồ tự nhiên khá dày, thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản theo nhiều hình thức như: nuôi lồng, ao nuôi và nuôi trong bể.

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản ở khu vực này đã phát triển khá tốt, diện tích nuôi ước đạt 37.500 ha, sản lượng ước đạt 70.000 tấn, tăng trung bình 12%/năm. Nhiều mô hình trang trại chăn nuôi và nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm) đang được phát triển, ngoài ra còn một số đặc sản như: baba, ếch… cũng đang được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La….

Bên cạnh đó, tiềm năng mặt nước của các hồ chứa thủy điện là một trong những thế mạnh để phát triển thủy sản tại khu vực Tây Bắc. Hồ chứa tuy không được xây dựng cho mục đích phát triển thủy sản nhưng khi hoàn thành, hầu hết các hồ chứa đều được tiến hành nuôi và khai thác thủy sản dưới các hình thức nuôi và khai thác trên mặt nước lớn, nuôi lồng bè…

Hơn nữa, các hồ thủy điện có diện tích rất lớn. Ví dụ: Lai Châu có hồ thủy điện Bản Chát: 6.050 ha mặt nước, hồ thủy điện Lai Châu: 3.960 ha, Hồ thủy điển Huổi Quảng: 870 ha…, tại Sơn La có đập thủy điện Sơn La tạo ra trên 20.000 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản…Yên Bái có 30.000 ha mặt nước….nếu được khai thác tốt, các hồ chứa này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống quanh các hồ chứa này.

Hiện nay, người dân khu vực Tây Bắc đang khai thác tiềm năng này như thế nào, thưa ông?

Việc khai thác, nuôi trồng thủy sản ở các hồ chứa thủy điện đang được khôi phục và phát triển. Đặc biệt là nuôi cá lồng bè tại các chồ chứa lớn như: Sơn La, Thác Bà, Hòa Bình…với những loại cá mới có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá hồi, cá lăng…

Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện thì việc phát triển thủy sản ở các hồ chứa này vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng của các hồ chứa. Việc thiếu các cơ chế quản lý phù hợp cho từng hồ chứa dẫn tới sự lãng phí nguồn tài nguyên mặt nước.

Bên cạnh đó, công tác quản lý khai thác thủy sản hồ chứa lỏng lẻo, phần lớn các phương tiện khai thác không được kiểm soát, tự do khai thác với cường độ cao, kích cỡ mắt lưới nhỏ. Ví dụ, hồ thủy điện Sơn La được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản của hồ chưa được coi trọng, các bãi đẻ tự nhiên không được bảo vệ, dẫn tới một số loại cá có hiệu quả kinh tế cao như: các Chiên, cá Anh Vũ, cá Dầm xanh… đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, một số loại  thủy sản như: tôm, cá Dầu, cá Ngão, cá Mương… số lượng giảm đáng kể.

Theo ông, các tỉnh này cần làm gì để khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững?

Trước hết, chúng ta phải đánh giá lại diện tích mặt nước hồ chứa toàn khu vực, hiệu quả quản lý của các hồ chứa. Từ đó, xem xét giao các hồ chứa có diện tích vừa và nhỏ cho cộng đồng quản lý, khai thác theo hình thức “đánh tỉa, thả bù”. Đối tượng nuôi là các loài cá truyền thống như: trắm, trôi, mè, chép…

Đối với các hồ chứa lớn, hồ chứa thủy điện nên phát triển nuôi lồng, bè, theo mô hình tổ nhóm để dễ quản lý. Đối tượng nuôi là các loài cá truyền thống, các loài cá đặc sản bản địa như: cá lăng, rô phi, cá điêu hồng…

Với vùng đầu nguồn sông, suối cần được nghiên cứu để bảo tồn, bảo vệ các bãi đẻ, các nguồn gen, nguồn giống bản địa quý hiếm. Vùng suối cao, có nước lạnh, mát quanh năm nên giao cho các công ty tư nhân, phát triển mô hình cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá hồi. Ngoài ra, có thể phát  các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác như: các ngạnh, cá lăng, cá chiên, cá bỗng…Tuy nhiên, việc nuôi trồng cần triển khai theo mô hình chuỗi, đảm bảo đầu ra, tránh phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát gây ảnh hưởng tới môi trường. 

Xin cảm ơn ông!

Báo Tin Tức
Đăng ngày 23/03/2017
H.V
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:19 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:19 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:19 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:19 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:19 27/12/2024
Some text some message..