Đất hoang, rong biển và cá nhái

Cái chút hương tanh của rong, vị đắng nhẹ của rau chưa chín hẳn, miếng chả cá không gia vị ngọt lừ lừ, tất cả nằm trong một đũa gắp. Hớp chút rượu đưa cay, cả vườn cả biển, cả đất hoang và sóng phủ, cả tự trọng và dũng mãnh đều dồn trong hơi nóng mà vào trong người.

to canh rong bien

Thấy tôi có lần nhắc tới rau tập tàng với lòng hoài nhớ, biết tôi về một ngày, anh gọi bảo “qua ngay đi, tranh thủ, có món này chắc mày thích”. Và tôi thích thật. Cái rổ rau đầy hụ xứng đáng là rau tập tàng với cả miến bát, dền gai, mồng tơi, chùm bao…

Trả lời câu hỏi ở đâu mà nhiều rau thế, anh khoát tay ra bãi đất mênh mông sau nhà, sau mùa mưa xanh rờn cây dại. “Những cây tự sinh diệt, tự cân bằng mà nuôi nấng bản thân này mình ăn vào cũng được hưởng đôi phần tự trọng ấy”, tôi nghĩ.

rau tập tàng
Rong biển và mớ rau tập tàng

Nhưng chưa hết, cái rổ màu đen kia mới là đỉnh, đó là rong biển, loại rong đặc biệt chỉ mọc trên ghềnh đá cheo leo mùa sóng lớn. Những nơi mỏm đá nhô ra bị sóng phủ bạc đầu, người đi cào hái, phải canh sóng mà bám chặt khi sóng đập vào, tranh thủ khoảng sóng rút mà cào và cho vào túi mang theo người. Khoảng giữa con sóng phủ trùm người và lặng lẽ rút đi ấy là những sợi rong nõn nà, nồng hương biển và sực dai và lành tính, bổ dưỡng. Rong ấy cũng là anh tự cào hái, phơi trên các mỏm đá vùng Hòn Đỏ, rồi đóng thùng đem về.

Cá nhái, loài cá dài ngoằng, xương xanh óng ánh ấy chỉ có thể câu được ở vùng biển nhất định. Loài cá dũng mãnh lao theo ánh mặt trời mà đớp con mồi giả được tay câu kéo lướt nhanh trên mặt biển lấp lánh. Cá nhái này, cũng chính anh đi câu khi luồn lách trên các mỏm đá trơn và chứa đựng nhiều nguy hiểm. Cá nhái thì làm gỏi, thì nấu canh chua… thường thế. Nghe là tuyến nước bọt bắt đầu hoạt động. Thế nhưng hôm ấy anh làm khác, anh đãi tôi một nồi lẩu với rau tập tàng đất hoang và rong biển.

lẩu cá nhái
Lẩu cá nhái với rong biển và rau tập tàng

Cá luộc sơ lấy nước, nêm nếm chút, đun sôi, rong biển được cho vào trước, vừa săn sợi rong thì cho rau vào. Rau còn sực, gắp ra chén, vài sợi rong, miếng chả cá nhái đã được quết sẵn.

Cái chút hương tanh của rong, vị đắng nhẹ của rau chưa chín hẳn, miếng chả cá không gia vị ngọt lừ lừ, tất cả nằm trong một đũa gắp. Hớp chút rượu đưa cay, cả vườn cả biển, cả đất hoang và sóng phủ, cả tự trọng và dũng mãnh đều dồn trong hơi nóng mà vào trong người.

Chúng tôi đánh cạn rổ rau, sạch mớ rong biển, ngắm ánh xanh của xương cá nhái mà cười với nhau “cứ thế này đi, trước khi cơn cuồng nộ của các bước đại nhảy vọt, rải thép khắp miền Trung từ Quãng Ngãi đến Cà Ná. Tất cả những tinh tế ấy sắp mất rồi”.

Tôi làm thêm một ly rượu nữa và nghĩ giá còn mãi một chút đất hoang, còn những cây rong rút tỉa dưỡng chất từ sóng, còn những chú cá ngoi lên lướt theo ánh mặt trời, có lẽ đó mới là đích của sự phát triển.

Plo, 21/02/2017
Đăng ngày 22/02/2017
Phan Thành
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 05:41 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 05:41 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 05:41 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 05:41 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 05:41 18/12/2024
Some text some message..