Đất muối chuyển mình sang năng lượng xanh

Theo chủ trương của tỉnh Bến Tre, tới đây, đất muối, đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sẽ được tỉnh kêu gọi đầu tư sản xuất năng lượng xanh.

Đất muối chuyển mình sang năng lượng xanh
Ông Trần Văn Sao rải muối giống xuống ruộng muối của gia đình.

Người dân các xã vùng ven biển như Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, Tân Thủy, huyện Ba Tri đã từng có một thời “khởi đầu nan” bằng nghề làm muối với niềm vui ngập tràn. Nơi mà trước đó chưa ai biết đến làm muối có đắp khuôn, sa quạt, lăn đất… Hầu hết họ sống bằng công việc làm thuê, bắt nghêu, giăng lưới. Một thời từng được diêm dân xem đấy là huy hoàng nhất đang sắp chuyển sang trang mới với kỳ vọng đưa kinh tế biển phát triển theo hướng sản xuất năng lượng xanh, gắn với phát triển du lịch.

Cơ nghiệp từ “nước lã khuấy nên hồ”

“Nước lã khuấy nên hồ” là câu nói quen thuộc của diêm dân khi nhắc đến những vui - buồn, sướng - khổ của nghề làm muối. Với diêm dân, nghề này là “khỏe” nhất vì chỉ dùng công lao động đưa nước biển vào khuôn để kết tinh muối. Làm muối cũng không cần nhiều kỹ thuật hay chi phí.

Ông Trần Văn Sao, 72 tuổi, ngụ xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri nhớ lại: Xưa, ở đây không ai biết làm muối. Nghề này được truyền từ một người đàn ông từ Trà Vinh di cư qua. Thấy đất cát lấp lánh nhiều muối, ông nảy sinh ý định “khởi đầu nan” bằng việc thuê đất làm muối. Ban đầu, ông thuê người dân ở đây làm công như đắp bờ, tát nước. Tất cả các khâu đều làm bằng tay. Dần dần, người dân biết đến, truyền nghề khắp các xã. Thời ấy, muối rẻ, một tuần lễ không hốt được bao nhiêu nhưng người dân có công việc làm hoài, có đồng ra, đồng vô. Người ở đây bắt đầu bám đất, bám nghề thay vì đi làm thuê, đi ghe, bắt cá, bắt nghêu… Khi đó, ông Sao mới hơn 10 tuổi. Sau này, nghề làm muối cải tiến dần dần, tát nước bằng cối, gàu rồi đến nghiên cứu ra cách đạp nước từ khuôn này sang khuôn kia bằng sa quạt thay cho nón lá. Hay việc diêm dân tự đổ ống lăn khuôn bằng xi-măng thay vì trước đây mua gốc me về đẽo làm ống lăn.

Bà Bùi Thị Liên - vợ ông Sao cũng bồi hồi nhớ: Hồi đó, tôi làm muối từ nhỏ. Nhà có 7 công đất muối, con cái lớn lên chia ra mỗi người được 2 công. Ai muốn có ăn thì thuê đất làm. Giờ nhớ lại, bà cũng lắc đầu, làm muối cực lắm, nào là cày đất, ôm vỡ cày cho bằng, đắp khuôn, nện, lăn… Cũng theo bà, những năm 1980 trở về trước, sản lượng muối cao hơn. Với 2 công đất muối, thu hoạch 500 - 600 giạ/năm. Những năm gần đây, 2 công làm trúng lắm cũng chỉ khoảng 200 giạ/năm. “Diêm dân vất vả. Giá muối bình quân 20 ngàn đồng/giạ, sau khi trừ thuê công gánh hết 6 ngàn đồng thì diêm dân chỉ còn 14 ngàn đồng/giạ” - bà chặt lưỡi. Với so sánh của diêm dân thì đất làm muối không có hiệu quả bằng trồng hoa màu.

Cụ thể là con trai của ông bà Sao, làm suốt cả năm cũng chỉ thu được 5 - 6 triệu đồng từ 2,5 công muối. Về quan điểm của ông Sao, làm muối trải bạt chưa hiệu quả, trong khi diêm dân có thể cho thuê đất và sử dụng đồng tiền chuyển nghề sẽ hiệu quả hơn. Nhưng vấn đề ở đây là người dân vẫn thích làm muối vì là nghề truyền thống, dễ làm, chỉ bỏ công, không sợ thua lỗ. Vì thế, nếu đặt vấn đề đầu tư để chuyển đổi thì người dân vẫn còn rất lạ lẫm, chưa biết làm gì khác ngoài làm muối, hơn nữa là không có tiền để đầu tư. Bởi, hầu hết họ là những gia đình nghèo khó, trước nay vẫn quen cảnh bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Chỉ mong thời tiết thuận lợi để họ có thể đổi lấy những hạt muối lấp lánh từ những giọt mồ hôi của mình.

Tạo đột phá từ sản xuất năng lượng xanh

Chia tay gia đình ông Sao, chúng tôi đến thăm ông Trương Văn Bình, 62 tuổi, xã Bảo Thuận. Ông cho biết, cách nay 10 năm đã cho doanh nghiệp (DN) thuê 1,2 mẫu đất để DN nuôi tôm công nghiệp. Giá cho thuê 15 triệu đồng/ha/năm và thời hạn cho thuê trong 10 năm. Còn lại 2 công đất giồng ông trồng hoa màu, trồng bắp, trồng cỏ nuôi bò. Ông nói: “Chuyển sang trồng bắp, lấy trái bán, lấy cây cho bò ăn. Đến nay tôi có 5 - 6 bò nái. Bình quân mỗi năm tôi bán 3 - 4 con bò con. Có lúc đàn bò lên hơn 10 con”. Ông Bình khẳng định nuôi bò hiệu quả hơn làm muối. Ông chỉ tiếc rằng đất muối cho mướn nhưng DN bỏ không, không hiệu quả.


Diêm dân lao động vất vả nhưng thu nhập không cao.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã có nhiều DN đến thuê đất muối của dân để chuyển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, có nhiều DN thuê đất nuôi trồng không hiệu quả rồi bỏ đất không. Trong khi diêm dân chưa biết làm gì khác ngoài làm muối. Mong muốn được trả lại đất ruộng muối thành khoảnh như trước kia lại ùa về.

Đây là cái khó của địa phương trong công tác vận động chuyển đổi trong thời gian qua vì hiệu quả chuyển đổi chưa thật sự thuyết phục, chưa đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo chủ trương của tỉnh, tới đây, đất muối, đất nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sẽ được tỉnh kêu gọi đầu tư sản xuất năng lượng xanh. Kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, thực hiện tốt giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, chống xói lở bờ biển. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Với chiều dài 65km bờ biển, tỉnh có điều kiện thuận lợi về địa hình ven biển, cùng với sức gió ven bờ biển có cường độ khá cao, khoảng 6 - 7m/s, nên hội tụ đủ điều kiện để phát triển điện gió. Được biết, UBND tỉnh đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 7 dự án điện gió với tổng vốn đầu tư trên 18 ngàn tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Điện gió Mekong thuộc Tập đoàn Thành Thành Công đã tổ chức lễ khởi công vào cuối năm 2017, xây dựng Nhà máy điện gió Bình Đại giai đoạn 1, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, công suất 30MW.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 12/04/2018
Cẩm Trúc
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 22:53 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 22:53 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 22:53 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 22:53 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 22:53 27/12/2024
Some text some message..