Đất và người mặn ngọt

Nhiều nông hộ ở tỉnh Cà Mau đang đưa nước ngọt vào ruộng hai vụ lúa để nuôi tôm, giữa bối cảnh nhiều người nuôi tôm khốn đốn. Hành trình tìm kiếm hiệu quả kinh tế trên vùng đất mặn ngọt ven biển ĐBSCL có hệ sinh thái đa dạng, vẫn loay hoay với mục tiêu bền vững ở thời hiện đại.

cống Cà Mau
Cống Cà Mau cản trở giao thông thủy

Dòng nước độc canh

Gần 200 ha lúa hai vụ ở xã Tân Phú (Thới Bình, Cà Mau) đã biến thành vùng nuôi tôm nước lợ sau mấy tháng hàng trăm hộ dân đưa nước mặn vô. Chủ tịch UBND xã Dương Thanh Tuấn cho biết, lúc mới phát hiện rải rác vài hộ, xã đã thành lập đoàn cán bộ đi nhắc nhở, lập biên bản phạt tiền nhưng không ngăn được vì “không biết định hướng thế nào cho dân có lợi, trồng lúa hay nuôi tôm”.

Kế bên xã Tân Phú là xã Tân Lộc Bắc, từ giữa tháng 7/2013 đến nay, cả trăm ha lúa hai vụ quy hoạch cánh đồng mẫu lớn cũng đã biến thành đất mặn nuôi tôm. Ngăn cản ban ngày, người dân lén lút đưa nước mặn vào ban đêm. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Phước thừa nhận, quy hoạch cánh đồng mẫu lớn bị phá vỡ.

Việc phá lúa nuôi tôm cũng xuất hiện ở huyện U Minh. Nguyên nhân chính là trồng lúa không còn hiệu quả, đầu ra khó khăn, giá thấp. Lão nông Nguyễn Văn Sáu ở ấp 5, xã Khánh Hội, nói cả đời trồng lúa nhưng bây giờ “trồng lúa không sống được”. Ông tính toán, đào ao nuôi tôm kết hợp nuôi cá rô phi, chỉ bán cá rô phi đã lời hơn trồng lúa nên nếu tôm thất thì cũng có cá rô phi bù vào.

Hơn 15 năm trước, người dân vùng bán đảo Cà Mau này từng phá đập ngăn mặn để nuôi tôm. Thời đó, nước ta còn bị bao vây cấm vận nên đói nghèo, giá trị hạt gạo cao hơn con tôm và ra đời dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau, vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm dẫn nước ngọt từ sông Hậu về kết hợp xây đập ngăn mặn ven biển, hy vọng biến khoảng 100.000 ha đất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang thành vùng lúa năng suất cao.

Nhưng thực tế, không thể ngọt hóa triệt để vùng đất rộng lớn như thế được nên cây lúa èo uột, cho năng suất thấp. Cùng lúc, đất nước ta thoát khỏi bao vây cấm vận, mở mang xuất khẩu, con tôm có giá. Người nông dân bức bách nhu cầu nuôi tôm để nâng cao đời sống.

Khởi đầu là mấy đêm của tháng 7/1998, hàng trăm nông dân ở xã Tân Thạnh (Giá Rai, Bạc Liêu) kéo nhau đi phá đập ngăn mặn Láng Trâm. Làn sóng phá đập ngăn mặn lan sang tỉnh Cà Mau. Nhiều nơi, trở thành cuộc giằng co căng thẳng giữa chính quyền địa phương và người dân, cứ bên phá thì bên đắp lại, ngày đắp đêm phá.

Ông Trần Văn Út, nguyên Bí thư Chi bộ ấp 2, xã Hồ Thị Kỷ (Thới Bình, Cà Mau), kể: “Đêm 14 tháng Chạp năm 1999, mặt trời vừa lặn, chúng tôi ào ra phá một lèo hết 5 cái đập ngăn mặn. Vùng Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân bà con bửa đập còn ào ạt hơn nhiều”.

Trước nguyện vọng của dân, năm 2000, Chính phủ cho phép chuyển 450.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Lập tức, diện tích nuôi tôm ở các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau tăng vọt lên, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Rất nhiều hộ nông dân chỉ làm cống đón nước mặn “xổ tôm” đã thu được nhiều tiền. Nhờ con tôm, khắp nơi xuất hiện nông dân tỷ phú, ấp tỷ phú, xã tỷ phú.

Cuộc sống mặn đắng

Ánh điện trên những cánh đồng nuôi tôm sáng lên rực rỡ một thời gian, hai năm nay chỉ còn leo lét. Xã Hòa Thành (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) từ nuôi tôm quảng canh đã đi lên nuôi tôm công nghiệp 250 ha, nay nhiều ao bỏ hoang. Ở ấp Xóm Chùa, ông Phạm Minh Tám kể, năm 2010 đào 3 ao nuôi tôm công nghiệp, rộng hơn 1 ha.

Liền 3 vụ thất bại, nay vợ chồng ông Tám còn nợ hơn 240 triệu đồng. Còn đại gia Trần Nghỉ, nuôi 34 ha tôm công nghiệp ở xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình, Bạc Liêu), năm 2011 lỗ hơn 5 tỷ đồng, năm 2012 tiếp tục chết mất gần 1/4 diện tích, nay phần lớn bỏ trống.

Chuyện nuôi tôm rủi ro, nợ chồng chất không còn hiếm ở ĐBSCL. Ấp 16, xã Vĩnh Hậu A, gần chục năm trước là ấp giàu nhất tỉnh, nay nợ khó đòi lớn nhất tỉnh, 340 hộ nuôi tôm đang nợ ngân hàng hơn 50 tỉ đồng.

Xem qua hoạt động của bảo hiểm đã thấy nuôi tôm hai năm nay lao đao như thế nào. Cty Bảo Việt - Sóc Trăng đã bồi thường hơn 200 tỷ đồng cho bà con nuôi tôm nhưng vẫn còn 400 hồ sơ tồn đọng, tương đương 20 tỷ đồng. Cty Bảo Việt - Bạc Liêu đã bồi thường 168 tỷ đồng cho 1.741 hộ nuôi tôm bị thiệt hại nhưng còn tồn đọng số hồ sơ phải bồi thường tiếp gần 3 tỷ đồng.

Mới thực hiện thí điểm theo Quyết định số 315 ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính, tiền bồi thường đã gấp khoảng 3 lần phí bảo hiểm thu được, mà hồ sơ cần tiếp tục trả bảo hiểm vẫn còn nhiều. Ở tỉnh Cà Mau, hàng trăm hộ nuôi tôm đã nhiều lần tập trung đòi tiền bảo hiểm tôm bị thiệt hại mà chưa có kết quả. Hiện bảo hiểm đang phải tạm ngừng ký hợp đồng mới.

Có ý kiến cho rằng, nuôi tôm bị dịch bệnh hoành hành mà nhiều người vẫn phá lúa nuôi tôm là do hệ thống thủy lợi ở nơi giáp ranh mặn ngọt “chưa ra mặn ra ngọt”. Kênh thủy lợi vừa lấy nước mặn cho người nuôi tôm phía bờ này vừa dẫn ngọt cho người trồng lúa phía bờ bên kia. Tranh chấp mặn ngọt vì vậy diễn ra ngay từ hai bờ một con kênh thủy lợi, ở những thửa ruộng kề nhau.

Nhưng nhìn lại hơn 15 năm trước thì bật ra câu hỏi, có thể tách bạch ngọt với mặn ở vùng đất này được không? Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Huỳnh Quốc Hoàng cho rằng, để nông dân không tự phát dẫn nước mặn vào phá lúa nuôi tôm, ngân sách cần “hỗ trợ xây dựng các ô thủy lợi khép kín sản xuất lúa hai vụ”.

Tiền cho việc này rất lớn. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cà Mau đã quy hoạch 31 tiểu vùng, một tiểu vùng muốn khép kín ít nhất cũng tốn từ 500 tỷ đồng trở lên”.

Trong lúc, nhiều công trình của dự án ngọt hóa hai chục năm trước còn đó, chỉ cho thấy sự lãng phí, không hiệu quả. Cống Cà Mau ở phường 5 (TP Cà Mau) nhằm ngăn mặn nhưng xây xong không sử dụng một ngày nào, chỉ cản trở giao thông thủy.

Hoành tráng hơn là Âu thuyền Tắc Thủ dài 206 m ở ngã ba sông thuộc xã Hồ Thị Kỷ (Thới Bình) và xã Khánh An (U Minh), tốn gần 80 tỉ đồng, cũng có mục đích ngăn mặn nhưng hoàn thành từ năm 2005 đến nay, chưa thực hiện được việc ấy giờ khắc nào. Nay nhiều cánh cổng bị tháo vứt lên bờ, các thiết bị sắt thép gỉ nát, bê tông hoang phế, không chỉ cản trở tàu thuyền qua lại, cái âu thuyền này còn làm cho dòng sông bị bồi lắng nhanh.

Tiềm năng đa dạng

Trên bán đảo Cà Mau, nhiều nông dân đang phá lúa nuôi tôm thì nhiều nông dân khác lại đang mơ về cái thời làm lúa. Ông Nguyễn Chí Vân ở xã Tạ An Khương Đông (Đầm Dơi, Cà Mau) nhớ hồi trước, mùa lúa trổ đòng cả cánh đồng thơm mát. Nay 4 ha đất của ông sau chục năm đào ao nuôi tôm, đang để hoang, gió ùa vào chỉ có mùi tanh tưởi.

“Căn nhà tường này tôi cất hồi làm lúa, bây giờ nền lún, tường nứt mà chưa có tiền sửa”, ông Vân thở dài. Ở xã Thạnh Yên (U Minh Thượng, Kiên Giang) những cánh đồng lúa với rừng tràm xanh ngắt thuở trước, nay trắng xóa nước ao tôm bỏ hoang. Ông Nguyễn Việt Triều buồn bã: “Con tôm nuôi được mấy năm đầu cho thu hoạch khá còn về sau cứ bệnh chết triền miên, bây giờ muốn bỏ tôm trở lại cây lúa nhưng không được, vì đất nhiễm mặn mất rồi”.

Sau những năm độc canh con tôm, hệ sinh thái đã bị mất cân bằng nghiêm trọng, gây ra ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Chuyên gia về đa dạng sinh học ở Trường Đại học Cần Thơ, TS Dương Văn Ni nhận xét “có thể có sự đảo lộn hệ sinh thái rất khó khắc phục, sau một số năm độc canh tôm”.

TS Donald Lightner (Mỹ), người có công phát hiện nguyên nhân bệnh của hội chứng tôm chết sớm hoành hành nước ta hai năm qua, trong buổi thuyết trình hiếm hoi ở TPHCM cho biết, vi khuẩn đã xuất hiện thì không thể hủy diệt hết mà chỉ có thể chống lại bằng cách tạo ra sự cân bằng tự nhiên, cho các vi khuẩn thiên địch khống chế vi khuẩn có hại.

Nghĩa là hạn chế dịch bệnh bằng cách hạn chế nuôi tôm độc canh mà nuôi đa canh, nuôi tôm xen với cá rô phi và các loại thủy sản khác.

PGS.TS Lê Anh Tuấn ở Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu của Trường ĐH Cần Thơ nhấn mạnh, lúa, tôm và rừng ngập mặn đều quý giá, đừng làm tổn thương một cái gì và quy hoạch cần điều chỉnh hợp lý để duy trì hệ sinh thái cân bằng, đó là phát triển bền vững.

Báo Nông nghiệp VN
Đăng ngày 30/08/2013
THANH HẢI
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 19:36 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 19:36 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 19:36 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 19:36 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 19:36 03/05/2024