Chiến lược "Xanh hóa vùng nuôi" – Tiếp đà cho ngành tôm bứt phá trong năm 2025

Để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, lĩnh vực nuôi tôm cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ gắn với bảo vệ môi trường. Với ngành tôm, chuyển đổi xanh là xu thế không thể đảo ngược, góp phần đặt nền móng quan trọng cho tương lai vững bền, thịnh vượng.

Vietshrimp 2025
VietShrimp đã để lại những dấu ấn đậm nét; ngày càng khẳng định được uy tín của một hội chợ riêng về con tôm của Việt Nam

Để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, lĩnh vực nuôi tôm cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ gắn với bảo vệ môi trường. Với ngành tôm, chuyển đổi xanh là xu thế không thể đảo ngược, góp phần đặt nền móng quan trọng cho tương lai vững bên, thịnh vượng.

Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Trong năm qua, tôm Việt đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi là 1 trong 6 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD của ngành nông nghiệp.

Theo bảo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2024, diện tích nuôi tôm nước lợ ước đạt 737.000 ha (trong đó diện tích tôm sú 622.000 ha và diện tích tôm chân trăng 115.000 ha), với sản lượng đạt 1.264.300 tấn, tăng 5,3% so với năm 2023 (trong đó sản lượng tôm sú 283.900 tấn, tăng 3,2% và tôm chân trắng 980.400 tấn, tăng 6%). Dự kiến, năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ sẽ đạt 750.000 ha, tăng 1,8% so với năm 2024, và sản lượng đạt 1.290.000 tấn, tăng 2% so với năm trước đó.

Để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, lĩnh vực nuôi tôm cần ưu tiên tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe và giá trị sản phẩm. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp nước ta đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã chủ động đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ 4.0 nhăm chuyển đổi phương thức sản xuất sang một hướng xanh hơn, không chỉ giảm thiểu phát thải khí nhà kính mà còn bảo vệ môi trường.

Một trong những mô hình nuôi tôm tiên tiến hiện nay là TomGoxy, do Công ty CP Rynan Technologies Việt Nam phát triển. Điểm đặc biệt của mô hình này là ứng dụng Rynan Mekong - một nền tảng di động giúp người nuôi dễ dàng giảm sát và điều chỉnh các yếu tố môi trường chỉ với một chiếc smartphone. Nhờ đó, việc quản lý sức khỏe tôm và chất lượng nước trở nên đơn giản, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, tôm nuôi theo mô hình này còn đám bảo truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, giúp sản phẩm có chỗ đứng vững chắc tại những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Minh chứng rõ nét cho hiệu quả của công nghệ trong nuôi tôm là câu chuyện của bà Trịnh Thị Loan, một hộ nuôi tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Sau ba năm áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, bà Loan nhận thấy không chỉ năng suất tăng mà quy trình nuôi cũng trở nên bền vững hơn. Việc lót bạt đáy và thành ao giúp hạn chế mầm bệnh từ đất, đồng thời kiểm soát tốt độ mặn và độ pH của nước. Đặc biệt, hệ thống ao lắng và xử lý nước thải tuần hoàn khép kín không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo ra một quy trình nuôi an toàn, hiệu quả lâu dài.

Khi bàn về định hướng phát triển bền vững ngành tôm - dòng sản phẩm tỷ đô còn nhiều dư địa phát triển tại ĐBSCL, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú cho rằng, cần phải quy hoạch lại hệ thống thủy lợi và ngành tôm ĐBSCL theo hướng tiếp cận thuận thiên.

"Một số mô hình được đề xuất như mô hình tôm rừng, dọc theo bờ biển, quy hoạch trồng rừng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, trong đó, diện tích rừng đạt từ 50% trở lên và còn lại là diện tích mặt nước nuôi tôm. Ngoài ra, có thể quy hoạch và chuyển đổi những vùng trồng lúa kém hiệu quả thành vùng nuôi tôm công nghiệp, quy mô từ 300 – 10.000 ha, có hệ thống đường cấp nước từ biển vào. Hay mô hình tôm - lúa, áp dụng sản xuất lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh trong mùa mưa và thả nuôi tôm sú trong mùa khô. Mô hình này quy hoạch mỗi ao rộng 7 - 10 ha sẽ giúp giảm chi phí, có thể tăng doanh thu và lợi nhuận 5 - 10 lần so với mô hình truyền thống", ông Lê Văn Quang đề xuất.

Hiện nay, các nhà quản lý, doanh nghiệp chế biến thủy sản đang chủ động chuyển đổi sang chiến lược xuất khẩu xanh để tận dụng lợi thế này và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường theo xu hướng chung của thế giới. Theo các chuyên gia trong ngành, chuyển đổi "xanh" có 3 mục tiêu cốt lõi, bao gồm: mở rộng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững; quản lý hiệu quả tất cả nghề cả; năng cấp các chuỗi giá trị trong hệ thống thức ăn thủy sản. Trong đó, xanh hóa chuỗi sản xuất, chuẩn hóa vùng nuôi là mục tiêu mà ngành tôm Việt Nam hướng đến. "Xanh hóa vùng nuôi cũng là chủ đề xuyên suốt của Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ Ngành tôm Việt Nam Lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025).

Trải qua 5 lần tổ chức vào các năm 2016, 2018 tại tỉnh Bạc Liêu; năm 2021, 2023 tại thành phố Cần Thơ và năm 2024 tại tỉnh Cà Mau, VietShrimp đã để lại những dấu ấn đậm nét; ngày càng khẳng định được uy tín của một hội chợ riêng về con tôm của Việt Nam cũng như trong khu vực và trên thế giới. VietShrimp 2025 hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm của những người nuôi tôm, các trang trại, doanh nghiệp, công ty, chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nuôi tôm, sở ban ngành và khách tham quan....

Tới tham dự sự kiện diễn ra từ ngày 26 - 28/3/2025 tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA), quý khách sẽ được trải nghiệm khu Triển lãm với khoảng hơn 200 gian hàng đến từ các lĩnh vực như: con giống, thiết bị máy móc, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học...

Đặc biệt, trong khuôn khổ sự kiện còn có chuỗi 4 phiên hội thảo với sự tham gia của các nhà quản lý, các doanh nghiệp, diễn giả trong nước, quốc tế... để cùng chia sẻ, thảo luận nhằm tìm giải pháp thực hiện mục tiêu “Xanh hóa vùng nuôi", góp phần phát triển ngành tôm hiệu quả, bền vững, đưa tôm Việt Nam đến với nhiều thị trường trên thế giới, qua đó góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu “Tôm Việt trong ngành công nghiệp tôm toàn cầu.

Đăng ngày 26/02/2025
Thùy Khánh (TSVN)
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 21/03/2025

Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á

Ngành thủy sản Việt Nam vừa đón một tin khi Camimex Group (CMX) bắt tay với Hàn Quốc để đưa sản phẩm ra thị trường Châu Á. Không chỉ dừng lại ở tôm, doanh nghiệp này còn mở rộng sang chế biến cá, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ.

Chế biến thủy sản
• 09:38 20/03/2025

Hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu hội tụ tại VietShrimp 2025 cùng kiến tạo vì ngành thủy sản xanh

Vietshrimp 2025 dự kiến chào đón hàng chục nghìn khách tham quan chuyên ngành, tạo nên không gian gian giao thương uy tín và chất lượng trong cộng đồng ngành thủy sản đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm tại Việt Nam.

Vietshrimp 2025
• 11:46 18/03/2025

Minh Phú (MPC) đối mặt lỗ kỷ lục: Liệu thị trường nội địa có là cứu cánh cho vua tôm?

Minh Phú (MPC), biểu tượng "vua tôm" của ngành thủy sản Việt Nam, từ lâu đã ghi dấu ấn với vị thế dẫn đầu trong xuất khẩu tôm, mang sản phẩm chất lượng đến hàng chục quốc gia.

Chế biến thủy sản
• 10:35 18/03/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 17:35 23/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 17:35 23/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 17:35 23/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 17:35 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:35 23/03/2025
Some text some message..