Dầu tràm trà gây mê cho cá tra

Ngư nghiệp (nghề nuôi cá), cũng giống như bất kỳ hoạt động canh tác nào khác, có rất nhiều hoạt động quản lý kiểm soát trong quá trình nuôi và chúng cũng được xem là các tác nhân gây căng thẳng, ví dụ như việc đánh bắt, vận chuyển, mật độ nuôi, tương tác trong quần thể cá và dinh dưỡng của chúng.

Cây tràm trà
Tinh dầu chiết xuất từ tràm trà có thể sử dụng gây mê cho cá tra

Do những căng thẳng này, cá có thể bệnh hoặc thậm chí là tử vong. Việc sử dụng thuốc mê, trong các quá trình trên, có thể giảm thiểu hầu hết các phản ứng liên quan đến căng thẳng, cũng như giảm tỷ lệ tử vong và làm cho việc quản lý  ao nuôi cá trở nên thuận tiện hơn. 

Các loại thuốc mê tổng hợp phổ biến nhất cho cá bao gồm: Tricaine methanesulfonate (MS-222), quinaldine và fenol etanol. Tuy nhiên, hầu hết các chất này đã cho thấy độc tính và các tác dụng phụ khác. Do đó cần gia tăng các nghiên cứu về sản phẩm gây mê có giá thấp và dễ mua, đồng thời an toàn cho người thao tác cũng như cho cá. Một số loại dầu chiết xuất từ thực vật là một lựa chọn khả thi để giảm căng thẳng cho cá trong quá trình đánh bắt và vận chuyển. Ở đây đề cập đến tinh dầu chiết xuất tràm trà sử dụng gây mê trên cá tra.

Tại sao lại chọn cá tra? 

Cá tra là một loài cá có nguồn gốc từ châu Á, một loài cá nước ngọt xuất phát từ sông Mekong ở Việt Nam và có tầm quan trọng kinh tế lớn. Cá tra có đặc điểm di cư, di chuyển hàng trăm kilomet mỗi năm. Cá trưởng thành có thể đạt đến chiều dài 130cm và cân nặng khoảng 44 kg. 

Cá traCá tra có thể chịu được mức độ oxy hòa tan cực kỳ thấp, khoảng 0,05 đến 0,10 mg/L 

Cá tra có thân dài, mặt lưng màu đen xám, bụng màu trắng và miệng rộng. Cá tra đạt trọng lượng thương mại (0,8-1,3 kg) từ 6 đến 8 tháng tùy thuộc vào nhiệt độ của nước và sự có sẵn thức ăn. Khoảng nhiệt độ sinh trưởng tốt của nó dao động từ 22 đến 26 °C và mức độ pH của nước lý tưởng nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5. Cá tra có thể chịu được mức độ oxy hòa tan cực kỳ thấp, khoảng 0,05 đến 0,10 mg/L 

Tầm quan trọng của chất gây mê trong nuôi cá 

Trong chu kỳ nuôi cá thương phẩm, có nhiều biện pháp quản lý được thực hiện để kiểm soát sản xuất, nhưng cũng đồng thời tạo ra cơ hội gây căng thẳng cho vật nuôi, như kiểm tra size cá, tiêm phòng, vận chuyển, và nhiều biện pháp khác. Những biện pháp này tác động trực tiếp đến cá và có khả năng gây căng thẳng cho chúng, do đó, trong những hoạt động này, việc sử dụng chất gây mê được khuyến khích. 

Chất gây mê phổ biến nhất trên thế giới là chất gây mê tổng hợp. Chúng được sử dụng rộng rãi trong ngư nghiệp cũng như trong nghiên cứu. Tuy nhiên, loại chất gây mê này không hoàn toàn an toàn để sử dụng trên động vật và người thao tác. Chúng gây ra một số tác dụng phụ, như mất nước tế bào, kích thích nang hoặc tổn thương giác mạc. Vì đặc tính của những chất gây mê tổng hợp này, nên cần phát triển những sản phẩm thay thế, đó là tinh dầu chiết xuất từ thực vật. Đây là một phương pháp thay thế hiệu quả cho các chất gây mê thông thường, không đắt đỏ và dễ dàng tìm thấy. 

Tinh dầu gây mê chiết xuất từ tràm trà 

Tràm trà (Melaleuca Alternifolia) có một lịch sử dài trong y học của người Úc. Đây là một loại cây bụi bản địa Australia, được biết đến với tên gọi "tea tree" hoặc "cây trà" và phát triển tự nhiên trong các khu vực đầm lầy. Loại cây này được sử dụng rộng rãi trong y học vì các đặc tính chống vi khuẩn, chống nấm và kháng viêm. Tinh dầu chiết xuất từ tràm trà có hơn 100 thành phần, chủ yếu là monoterpen, hidrocacbon sesquiterpen và các ethanol liên quan, trong đó thành phần chính là terpinen-4-ol. Các đặc tính chống khuẩn, chống nấm và kháng viêm của tràm trà đã được biết đến và nghiên cứu, cùng với đó là khả năng vượt trội trong việc làm mất cảm giác và giảm đau. 

Tinh dầu tràm tràTinh dầu tràm trà 

Sử dụng tinh dầu tràm trà để gây mê như thế nào? 

Ban đầu khi cá được đưa vào nước có chất gây mê, chúng hoạt động rất tích cực, cá bơi nhanh và đập vào mép hồ, sau đó chúng bơi chậm và thường xuyên nổi lên mặt nước, cho đến khi chúng ngừng hoàn toàn vận động, có rất ít cử động đuôi. Ở các nồng độ 100, 150, 200, 250, 300 và 350 µL/L chiết xuất tràm trà đều có tác dụng làm dịu và mê cho cá thử nghiệm. Việc tăng dần nồng độ tinh dầu trong nước cho thấy sự tăng phản ứng làm dịu và gây mê cho cá thử nghiệm. Ở nồng độ 250, 300 và 350 µL/L cá có phản ứng mê trong khoảng 2 phút, và đây là các nồng độ có thời gian mê lớn nhất thử nghiệm.  

Thời gian phục hồi của cá không liên quan đến liều lượng chất gây mê, mà phụ thuộc vào khả năng của cơ thể động vật trong việc loại bỏ chất gây mê khỏi cơ thể. 

Liên quan đến quá trình hồi phục, các nồng độ 250, 300 và 350 µL/L của tinh dầu đều cho phép cá tra phục hồi trong khoảng 2 phút. 

Việc ngoi lên mặt nước thường xuyên là một hành động tự nhiên của cá tra, vì nó là loài cá có thể hô hấp khí trời. Mặc dù việc này rất quan trọng để duy trì hô hấp và thường được coi là một hành vi có lợi, nhưng việc lên mặt nước liên tục của cá lại rất phí năng lượng. Với sự tăng nồng độ tinh dầu tràm trà bổ sung, số lần ngoi lên mặt nước đã giảm, điều này cho chúng ta biết về đặc tính gây mê của chiết xuất tràm trà. 

Các nồng độ hiệu quả nhất của tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà với tác dụng gây mê và hồi phục cho cá tra là 250, 300 và 350 µL/L. 

Đăng ngày 14/12/2023
Hà Tử @ha-tu
Kỹ thuật

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Một số vấn đề cần biết về sử dụng prebiotic trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm, gần đây hay nhắc đến Prebiotic là một thành phần được lên men có chọn lọc dẫn đến những thay đổi đặc biệt về hoạt động của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe của tôm.

Lợi khuẩn
• 11:26 11/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 19:31 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 19:31 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 19:31 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 19:31 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 19:31 16/02/2025
Some text some message..