Đầu tư nông nghiệp: Cần một chính sách ổn định

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, muốn nông nghiệp tăng trưởng mạnh cần phải quản lý tốt tài nguyên đất, đảm bảo nguồn lực đầu tư và duy trì một chính sách ổn định.

chế biến tôm
Thủy sản đang là ngành XK thu về nhiều ngoại tệ nhưng chưa được đầu tư tương xứng

Ngày 24/4, làm việc với Ủy ban Kinh tế Quốc hội (UBKTQH) về tình hình triển khai nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát khẳng định hiệu quả thấy rõ của chương trình xây dựng Nông thôn mới, là niềm tin trong nhân dân được củng cố…

Chính sách không rõ ràng, không thể thu hút đầu tư

Trao đổi với Bộ trưởng Cao Đức Phát, các thành viên UBKTQH quan ngại những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp như: năng lực chế biến bảo quản sau thu hoạch, tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản, phát triển thủy sản, đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp…

Chủ nhiệm UBKTQH Nguyễn Văn Giàu cho rằng trong những năm gần đây tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm, đầu tư hạ tầng dành cho sản xuất nông nghiệp còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đặc biệt tại các tỉnh miền Tây Nam bộ nhu cầu đầu tư công trình thủy lợi rất lớn nhưng chưa có hoặc một số nơi đã có hồ đập nhưng không có kênh tuyến thủy lợi cấp hai nên sản xuất, nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.

UBKTQH đề nghị Bộ NN-PTNT có giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, phối hợp cùng các địa phương đầu tư hạ tầng sản xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

Lý giải nguyên nhân dẫn tới tốc độ tăng trưởng nông nghiệp suy giảm trong nhiều năm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết hầu hết các nhân tố tạo nên sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những năm qua đều giảm nên tất yếu dẫn tới khó khăn.

Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền với nhân tố đất đai nhưng trong khoảng 10 năm trở lại đây đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm.

Thứ hai, về đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nghị quyết QH đã quy định ngân sách nhà nước đầu tư nông nghiệp của 5 năm sau phải tăng gấp đôi nhưng thực tế hiện nay tổng giá trị đầu tư xã hội vào nông nghiệp lại giảm mạnh.

Thứ ba, các yếu tố tổng hợp gồm khoa học kĩ thuật, nhân lực và chính sách thì chỉ có khoa học kĩ thuật có tiến bộ còn về nhân lực không có dấu hiệu được cải thiện nhiều và cải cách thể chế cũng đang xu hướng chững lại. Vì vậy theo Bộ trưởng, muốn nông nghiệp tăng trưởng mạnh cần phải quản lý tốt tài nguyên đất, đảm bảo nguồn lực đầu tư và duy trì một chính sách ổn định.

Trong bối cảnh hiện nay, ngân sách nhà nước còn hạn chế thì việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp rất cần thiết nhưng thời gian gần đây đầu tư FDI vào nông nghiệp lại giảm mạnh. “Đầu tư FDI giảm xuống là thất bại trong chính sách thu hút đầu tư nông nghiệp. Nhà đầu tư cần nhất là chính sách ổn định nếu chính sách của chúng ta không rõ ràng thì không nhà đầu tư nào dám vào”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Đối với đầu tư trong nước, quan điểm của Bộ trưởng cũng cần phải có chính sách khuyến khích đặc thù cho phát triển nông nghiệp bởi mỗi đồng đầu tư vào hàng không, cảng biển có thể tác động đến 1 triệu người còn nếu đem đầu tư cho nông nghiệp sẽ tác động đến hàng chục triệu người. Một chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến nông sản sẽ liên quan đến hàng triệu hộ nông dân, tuy nhiên cho đến nay các chính sách đầu tư nông nghiệp vẫn chưa thỏa đáng.

“Ngành tôm đem lại giá trị xuất khẩu trên 3 tỉ USD/năm nhưng chúng ta đã đầu tư được bao nhiêu cho ngành tôm?”, Bộ trưởng nói. Hiện còn tồn tại rất nhiều quy định bất cập không phù hợp với nhà nông nhưng chưa được giải quyết.

Nông thôn đang thay đổi

Về xây dựng nông thôn mới, UBKTQH đề cập đến khó khăn trong huy động nguồn lực tại các tỉnh miền núi. Nhân dân ở đây còn nghèo chỉ có thể đóng góp công sức, đất đai nhưng không thể đóng góp tiền để làm vốn đối ứng xây dựng các công trình đường sá, nhà văn hóa… Trong khi ở các tỉnh miền xuôi công tác xây dựng nông thôn mới lại nghiêng về phần đầu tư hạ tầng nông thôn mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cho sản xuất.

Ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cho rằng sau hơn 3 năm triển khai, nhiều địa phương đã xây dựng được trụ sở ủy ban, đường, trường…, bộ mặt nông thôn đã trở nên khang trang hơn trông rất có khí thế nhưng phần đầu tư cho nông nghiệp chưa được rõ nét. Có lẽ vì đầu tư nông nghiệp là phần việc rất khó thể hiện nên lãnh đạo các địa phương chưa thực sự quan tâm.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, do điều kiện đặc thù của từng địa phương nên mỗi nơi có một phương pháp triển khai xây dựng nông thôn mới khác nhau, tuy nhiên có thể chắc chắn rằng nông thôn hiện nay đang thực sự thay đổi nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Tại các địa phương, phong trào xây dựng nông thôn mới được biểu hiện rõ bằng hành động, các dự án đầu tư đúng tiến độ.

“Việc làm được hạ tầng cơ sở đã chứng minh các tổ chức Đảng của chúng ta đang làm thật và nói dân nghe. Như vậy là chúng ta đã đạt được nhiều mục tiêu cả về kinh tế, chính trị, xã hội”, Bộ trưởng nhận định. Đối với đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp là hoạt động lâu dài mà Bộ NN-PTNT vẫn đang từng bước phối hợp cùng các địa phương triển khai thực hiện.

Báo Nông Nghiệp VN, 25/04/2014
Đăng ngày 26/04/2014
Nam Phương
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 07:26 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 07:26 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 07:26 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:26 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 07:26 16/11/2024
Some text some message..