Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 1)

Nhiều tiềm năng giúp Singapore trở thành trung tâm R&D và giáo dục cho nuôi trồng thủy sản toàn khu vực. Ở phần 1, chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan ngành thủy sản Singapore về điều kiện phát triển và tình hình nuôi trồng thủy sản hiện nay.

nuôi cá chẽm
Nuôi cá chẽm ở Singapore (theo:BARRAMUNDI ASIA).

Tổng quan ngành thủy sản 

Vấn đề an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Với sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, kéo theo đó là sự thay đổi các mô hình tiêu dùng, nhu cầu tìm kiếm thực phẩm lành mạnh ngày càng tăng, trong đó có nhu cầu về cá và các loài hải sản. Tuy nhiên sản lượng đánh bắt đang ngày càng giảm mạnh, khi nguồn cá tự nhiên dần cạn kiệt. Do đó nuôi trồng thủy sản có lẽ là cách duy nhất để cung cấp đủ hải sản cho nhu cầu của con người.

Trong 20 năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản đã trở thành lĩnh vực phát triển nhất trong nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng hằng năm hơn 6%. Nhờ vậy, những đóng góp của ngành nuôi trồng thủy sản cho nhu cầu tiêu dùng đã lớn hơn so với việc đánh bắt ngoài tự nhiên. Và dự kiến những đóng góp của ngành này vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới

Sơ lược về điều kiện tự nhiên ở Singapore

Về tự nhiên, quốc gia Singapore được tạo thành từ đảo Singapore và hơn 60 hòn đảo nhỏ. Kể từ khi giành độc lập vào năm 1965, kinh tế và dân số của nước này đã phát triển một cách nhanh chóng. Tuy vậy, diện tích đất và đại dương lại rất hạn chế cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển. Nên Singapore phải phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu thực phẩm  từ các nước khác. Với hơn 90% thực phẩm tiêu thụ ở Singapore được nhập khẩu từ hơn 140 quốc gia. 

Ngành thủy sản ở Singapore vẫn còn nhỏ lẻ, nhưng vẫn không ngừng phát triển và ngày càng trở nên quan trọng. Chủ yếu là mô hình nuôi thủy sản bằng lồng lưới ở khu vực ven biển phía bắc của quốc gia này. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp nuôi cá cảnh với giá trị khoảng 76,7 triệu USD, đã và đang được xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia. Từ những năm 1980, Singapore đã trở thành quốc gia xuất khẩu cá cảnh số 1 thế giới. Nhiều tiềm năng giúp Singapore trở thành trung tâm R&D và giáo dục cho nuôi trồng thủy sản miền nhiệt đới.


Mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở Singapore. (Ảnh: https://www.sfa.gov.sg/)

Tình hình sản xuất của Singapore

Ngành nuôi trồng thủy sản của Singapore chủ yếu phát triển kể từ 1986 với 6 công viên công nghệ nông nghiệp đã được xây dựng. Dọc bờ biển Singapore có hơn 110 trại cá được cấp phép vào năm 2019. Ở đây người ta chủ yếu nuôi cá chẽm, cá mú... Chính phủ Singapore đang tích cực khuyến khích và thúc đẩy các trại nuôi trồng thủy sản công nghệ thấp sang ứng dụng các công nghệ cao. Khoảng 35 triệu USD dự tính sẽ được chính phủ phân bổ để tài trợ cho R&D nuôi trồng thủy sản trong 5 năm tới.

Ngoài ra, cá nước ngọt cũng được nuôi phổ biến bao gồm cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ hay cá mè hoa. Đối với thủy sản biển còn có cá đối, tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Trứng và cá con thường được nhập khẩu từ các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, hệ thống bè nuôi vẹm xanh ở các vùng nước ven biển đã sản xuất từ năm 1980 với các trang trại nhỏ, đơn lẻ. Việc nuôi lồng lưới truyền thống này tốn nhiều công lao động khi thu hoạch và vệ sinh lưới. Đến nay ở các khu vực này, người ta cũng nuôi thêm cá mú, cá hồng và áp dụng hệ thống cho ăn, làm sạch tự động.

Các chương trình phát triển R&D và chuyển đổi sản xuất giống thường tập trung vào cá chẽm. Để đa dạng hóa các loài thủy sản cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng, một số loài cá có giá trị kinh tế cao khác cũng đang được xem xét. Nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu biết được nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn phát triển của những loài này. Đặc biệt, sản lượng tôm ở nước này rất thấp và dự đoán trong tương lai gần, diện tích nhỏ nhoi này có thể sẽ biến mất.

Các yêu cầu về an toàn sinh học là bắt buộc đối với các trang trại ở Singapore. Nhiều vaccine cũng được sử dụng trong các hệ thống nuôi, có thể kể đến vaccine Streptococcus và vaccine iridovirus. Một trong những mục tiêu phát triển của nuôi trồng thủy sản ở Singapore là phát triển và sử dụng hệ thống nuôi thâm canh trên cạn. Và RAS là hệ thống được lựa chọn. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi phải có đầu vào và mật độ nuôi cao, dòng chảy mạnh, thức ăn chất lượng cũng như sự giám sát chặt chẽ. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xử lý lượng chất thải lớn, mà vẫn giảm chi phí vận hành và có hiệu quả kinh tế?

R&D nuôi trồng thủy sản ở Singapore

Các nghiên cứu gần đây thường tập trung vào sự sinh sản, tiêu hóa, miễn dịch và bài tiết của cá. Ngoài ra còn bao gồm các công nghệ giống mới, lai tạo, chọn lọc di truyền. Ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục của Singapore tích cực nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản. Tập trung vào phát triển thức ăn cho cá và xử lý nước. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực nghiên cứu, cả chính phủ và các hộ nuôi đều nhận ra rằng, Singapore sẽ không bao giờ trở thành một nhà sản xuất thực phẩm thủy sản  lớn. 

Với các chương trình nhân giống nhằm cải thiện di truyền, tăng khả năng kháng bệnh và tăng hàm lượng omega-3 trong cơ thịt, nhờ vậy tốc độ tăng trưởng của cá chẽm đã tăng hơn 40%. Singapore cũng thành công khi nâng cao khả năng chống chịu độ mặn và hiệu suất tăng trưởng cho cá rô phi. Có nhiều thử nghiệm trong việc chuyển đổi trại giống từ hệ thống ao rộng, ngoài trời với diện tích lớn và dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết sang hệ thống sản xuất khép kín, thâm canh, cho phép sản xuất quy mô lớn trên diện tích nhỏ hơn, giảm thiểu xả thải và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ hơn. Singapore cũng đang tiến hành nghiên cứu và phát triển sản xuất thức ăn cho cá cho cả các nước láng giềng lân cận. 

Về giáo dục, ở bậc đại học Singapore, ngành nuôi trồng thủy sản rất mạnh trước năm 2002. Tuy nhiên từ 2002 đến 2015, ngành này bị suy yếu do trọng tâm nghiên cứu về sinh học chuyển sang y sinh học. Những năm gần đây, mối quan tâm về tăng cường an ninh lương thực của Singapore đã thúc đẩy các sinh viên theo học nuôi trồng thủy sản nhiều hơn ở các trường đại học ở địa phương. Sinh viên được trang bị những kỹ năng mới, giúp cách mạng hóa cả ngành thực phẩm thủy sản và cá cảnh, trong các lĩnh vực khác như dinh dưỡng và phát hiện các mầm bệnh gây hại. Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản ở các trường đại học là một chương trình tích hợp, cho phép sinh viên không chỉ tìm hiểu khía cạnh khoa học của thủy sản, mà còn đào tạo cả các ngành kinh doanh liên quan. Với cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, môi trường chính trị ổn định và chất lượng cao của các khoa trong các trường đại học, Singapore có được vị trí tốt như một trung tâm giáo dục cho cả khu vực.

Sau khi đã nắm bắt được tình hình hiện tại, phần 2 sẽ tiếp tục mở rộng góc nhìn đến những thách thức và hướng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản Singapore.

Báo cáo gốc: Status, challenges and trends of aquaculture in Singapore của tác giả Yubang Shen, Keyi Ma, Gen Hua Yue.

Đăng ngày 03/02/2021
Hà Tử
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 10:41 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 10:41 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 10:41 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:41 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:41 23/11/2024
Some text some message..