Đây là lối tắt đã giúp thủy sản Singapore bứt tốc! (Phần 2)

Nhiều tiềm năng giúp Singapore trở thành trung tâm R&D và giáo dục cho nuôi trồng thủy sản toàn khu vực. Sau khi đã nắm bắt được tình hình hiện tại, phần 2 sẽ tiếp tục mở rộng góc nhìn đến những thách thức và hướng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản Singapore.

nuôi cá biển
Nuôi trồng thủy sản Singapore phụ thuộc nhiều vào công nghệ mới và kiến thức về sinh học.

Xem phần 1 để tìm hiểu tổng quan ngành thủy sản Singapore về điều kiện phát triển và tình hình nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Thách thức của ngành nuôi trồng thủy sản Singapore

Mặc dù nghiên cứu thủy sản đang phát triển mạnh và đóng một vai trò quan trọng ở Singapore, nhưng nuôi trồng thủy sản vẫn đang đối mặt với một số thách thức lớn.

Thứ nhất là nguồn bột cá chất lượng cao không đủ cung cấp cho vật nuôi và không có nguồn cung ổn định. Thường phải nhập khẩu từ các nước láng giềng, nhiều nhất là Trung Quốc

Thứ hai là hầu hết cá con được tạo ra bằng cách giao phối ngẫu nhiên, mà không có bất kỳ sự cải thiện di truyền nào. Đây là một điểm hạn chế việc mở rộng nuôi trồng thủy sản ở Singapore. Ngoài ra các trang trại ở Singapore đa số đều hoạt động đơn lẻ, do hộ gia đình quản lý. Cơ sở hạ tầng ở các trại này còn hạn chế và chỉ sản xuất được 20-600 tấn cá mỗi năm. Người nuôi chưa sẵn sàng đầu tư cho những công nghệ mới, vì họ sợ không thu hồi được vốn, nếu công nghệ đó không thành công.

Thứ 3 là hiện tượng tảo tàn và nguy cơ tràn dầu. Bởi vì Singapore là một trong những hải cảng thương mại nhộn nhịp nhất trên thế giới. Do đó rất nhiều vụ tràn dầu xảy ra, cộng thêm việc tảo nở hoa quá mức, dẫn đến một lượng lớn cá chết trên biển. Mặc dù nhiều nỗ lực đã được thực hiện, nhưng đến nay, vẫn chưa có cách hiệu quả để dự đoán thời gian và quy mô nở hoa của tảo.

Tổng kết lại thì vẫn có cách giải quyết được những thách thức trên. Ngành nuôi trồng thủy sản của Singapore rất có tiềm năng trở thành ngành công nghiệp trên nền tảng các công nghệ cao hơn.

Hướng phát triển cho ngành nuôi trồng thủy sản Singapore

Sự phát triển của nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào công nghệ mới và kiến thức về sinh học. Điều quan trọng là có cách thuyết phục người nuôi áp dụng những công nghệ mới này, bao gồm robot và AI. Đây cũng là cách để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Do Singapore là một quốc đảo nhỏ nên không thể tiến hành R&D trên tất cả các khía cạnh của nuôi trồng thủy sản, do đó có thể R&D tập trung vào các lĩnh vực sau:

Cải thiện di truyền và sinh sản cho cá

Nuôi trồng thủy sản Singapore cần chuyên môn kỹ thuật cao để khép kín vòng đời của các loài cá được sử dụng làm thực phẩm. Vì vậy phải có sự phối hợp để nghiên cứu về sinh học sinh sản ở các loài có giá trị cao. Cải thiện di truyền sẽ không bao giờ dừng lại, do đó nên thực hiện các chương trình chọn giống, cải thiện tăng trưởng, khả năng kháng bệnh và tăng lượng omega3 trong cơ thịt một số loài cá khác và cả tôm.

Phát triển công nghệ sản xuất giống 

Các cơ sở sản xuất giống và thức ăn tươi sống ở Singapore phát triển rất tốt. Trên đà phát triển đó, các cơ sở này còn có thể cải thiện hơn nữa nếu tập trung vào việc khép kín vòng đời của các loài mới, cải thiện di truyền và phát triển thức ăn tươi sống cho các loài trên.

nuôi cá tráp

Phát triển các hệ thống nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

Việc chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất cũng rất cần thiết đối với nông dân và các nhà nghiên cứu. Người nuôi cá nên hợp tác với các kỹ sư và trường đại học, để áp dụng được các hệ thống nuôi trồng thủy sản hiện đại, cho năng suất và lợi nhuận cao hơn.  Đặc biệt đối với các trại nuôi lồng ven biển, cần tập trung vào các quy trình làm sạch lưới tự động, nhằm giảm nhu cầu nhân lực và chi phí đầu tư. Ngoài ra, cần áp dụng thêm các kỹ thuật và công nghệ mới để chống ô nhiễm, từ việc giám sát sự hấp thụ thức ăn bằng máy quay video đến tích hợp các bộ lọc thức ăn vào hệ thống nuôi những loài ăn lọc. 

Sự chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản công nghệ thấp sang công nghệ cao là khả thi ở Singapore vì thế hệ trẻ có trình độ học vấn cao và hiểu biết về công nghệ. Đồng thời sẽ giúp tạo ra nhiều công việc thú vị hơn và cần kỹ năng cao hơn, trả lương cũng cao hơn trong ngành. 

Phát triển vaccine mới

Tiêm phòng đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi cá thương phẩm quy mô lớn và là chìa khóa dẫn đến thành công của các hệ thống nuôi cá hồi. Việc phát triển vaccine đối với các loài cá nhiệt đới sẽ đảm bảo sự thành công của ngành nuôi trồng thủy sản. Hy vọng trong tương lai gần nhiều vaccine cho cá nhiệt đới sẽ được sản xuất.

Nuôi trồng thủy sản là một ngành đang được đầu tư rất lớn ở Singapore. Với rất nhiều nghiên cứu về di truyền và cải tạo gen của cá chẽm đã được thực hiện, tạo ra đến 3 dòng con lai vượt trội. Mặc dù ngành thủy sản phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nhất từ phải chuyển từ công nghệ thấp sang công nghệ cao. Nhưng nếu có sự hợp tác từ nhiều phía, để nghiên cứu phát triển các chương trình chọn giống, cải thiện di truyền, kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời áp dụng các hệ thống nuôi trồng mới và đào tạo nguồn nhân lực trẻ tâm huyết thì Singapore sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới.

Đăng ngày 04/02/2021
Hà Tử
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 19:08 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 19:08 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:08 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 19:08 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:08 29/03/2024