ĐBSCL kiểm soát tình trạng tôm sú chết hàng loạt

Theo ngành thủy sản, tại các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng tôm sú chết hàng loạt đã được kiểm soát và chặn đứng.

nuoi tom su
ĐBSCL tôm sú chết hàng loạt đã được kiểm soát và chặn đứng.

Các tỉnh ven biển củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải, kiểm tra, siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi; chuyển một phần diện tích nuôi công nghiệp sang nuôi bán thâm canh hoặc quảng canh cải tiến tại những nơi nuôi tập trung nhưng không đủ nguồn nước sạch.

Các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh thực hiện vệ sinh ao nuôi triệt để và để trống ao nuôi trong vòng 30-45 ngày để các mầm bệnh bị tiêu diệt hết; chọn con giống đạt chất lượng, đã qua kiểm dịch của cơ quan chức năng để thả nuôi. Đối với những nơi có tôm chết 100% trong ao nuôi thì nối bằng vụ lúa, chứ không nối vụ tôm để ngăn ngừa mầm bệnh còn lưu tồn trong môi trường.

Hai tỉnh Cà Mau, Trà Vinh mở rộng mô hình “nuôi tôm cộng đồng” (tổ, nhóm nuôi cùng thả một loại tôm giống trong cùng thời điểm, vệ sinh ao nuôi, thống nhất cách phòng trị), duy trì mực nước trong ruộng tôm từ 0,5m trở lên cho tôm khỏi sốc vì nắng; không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2- 3 con/m2/vụ).

Tỉnh Kiên Giang hướng dẫn người nuôi khi gặp mưa lớn thì xả nước trong ao đầm ra ngoài sông rạch và lấy nước tự nhiên ngoài sông rạch vào kết hợp xử lý chế phẩm sinh học trong danh mục cho phép, để tạo sự cân bằng, ổn định nguồn nước phù hợp với điều kiện sống của tôm; thực hiện tốt khâu cải tạo nền đáy và duy tu gia cố bờ bao, tăng cường giữ nước trước khi thả tôm, giúp ổn định các yếu tố về môi trường sống của tôm.

Các tỉnh vận động người nuôi không sử dụng chất diệt cá tạp bằng hóa chất cấm hoặc có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường ao nuôi, trước hết là chất Cypermethrin và Deltamethrin. Các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Từ tháng 3 đến tháng 8/2012, tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy ra tình trạng tôm sú đã chết hàng loạt với diện tích 44.500ha; nhiều nhất tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm hội chứng hoại tử gan tụy.

Kết quả phân tích chất lượng nước của cơ quan khoa học cho thấy, nước tại các ao nuôi bị thiệt hại có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin là chất gây hoại tử gan, tụy ở tôm. Các chất này có thể từ kênh rạch vào ao hoặc có trong chất diệt cá tạp do người nuôi sử dụng. Đây là một trong những nguyên nhân làm tôm ngộ độc.

Việt Nam plus
Đăng ngày 17/10/2012
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 05:12 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 05:12 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:12 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 05:12 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 05:12 09/11/2024
Some text some message..