ĐBSCL: Tôm chết hàng loạt do ô nhiễm

- Tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, tôm đang bị chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Nếu người dân tiếp tục thả nuôi, tôm sẽ bị chết cấp tính 100%. Tôm chết ngày càng nhiều Theo báo cáo của các sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, vụ tôm năm 2012 nhiều tỉnh mới bắt đầu thả nuôi đã xuất hiện tình trạng tôm chết do dịch bệnh. Nông dân xã Tạ An Khương, TP.Cà Mau đang đo chỉ số môi trường ao nuôi.

tomchet

Ông Nguyễn Văn Khởi -Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết trong tháng 2.2012, toàn tỉnh mới thả giống có 1.200ha tôm thẻ chân trắng nhưng đã bị thiệt hại đến trên 500ha. Riêng tôm sú vụ nghịch thả vào tháng 1 và 2.2012 hơn 3.000ha cũng bị thiệt hại hơn 30%. “Nguy cơ tôm chết hàng loạt vì dịch bệnh trong vụ mùa năm nay thiệt hại sẽ không thua kém gì năm 2011” – ông Khởi đánh giá.

Tại tỉnh Trà Vinh, vụ tôm năm 2012 toàn tỉnh mới thả nuôi 400 triệu con giống trên diện tích khoảng 6.000ha tôm nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến. Mới hơn 1 tháng, tôm đã bị chết khoảng 600ha do dịch bệnh và chưa có dấu hiệu dừng.

Điều tương tự cũng đang xảy ra ở tỉnh Cà Mau. Vụ chính năm nay, người dân thả giống vào tháng 1 và 2 vừa qua với khoảng 3.500ha diện tích tôm thâm canh, bán thâm canh thì đến nay hơn 20% diện tích số đó đã bị dịch bệnh. Cá biệt có nhiều nơi như ở huyện Phú Tân, Đầm Dơi tôm bị chết lên đến 50% diện tích thả nuôi.

Các nhà khoa học của Viện Nuôi trồng thủy sản II, Viện Môi trường nông nghiệp và Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ NNPTNT đã lên tiếng cảnh báo rằng tôm sẽ còn chết nhiều nữa trong các tháng tới khi vào vụ nuôi chính tôm công nghiệp, bởi nguồn nước trong môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm bởi dư lượng các loại thuốc BVTV ở mức nghiêm trọng.

Ô nhiễm vượt mức cho phép gấp 6 lần

Theo kết quả phân tích 8 mẫu nước và 13 mẫu bùn lắng lấy từ 2 tỉnh có thiệt hại tôm chết nghiêm trọng nhất năm 2011 là Sóc Trăng và Bạc Liêu của Cục BVTV và Viện Môi trường nông nghiệp, 100% các mẫu nước này đều bị ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV Cypermethrin vượt mức cho phép từ 3 đến hơn gấp 6 lần.

Ông Trần Quốc Việt - Trưởng phòng Thí nghiệm trung tâm về môi trường (Viện Môi trường nông nghiệp) cho biết: Cypermethrin là chất cực độc đối với động vật giáp xác, chỉ cần có trên 0,005 ppb (phần tỷ) trong ao nuôi là tôm chết. Trong khi đó, kết quả phân tích 8 mẫu nước trên đều có dư lượng chất này cao từ 0,016 – 0,032 ppb, 3/13 mẫu bùn cũng bị nhiễm dư lượng Cypermethrin, trong đó có một mẫu cao tới 0,108 ppb.

“Mức ô nhiễm Cypermethrin thấp nhất 0,016 ppb là mẫu nước lấy ngay cửa sông cầu Mỹ Thanh - vùng gần biển. Càng đi sâu vào nội đồng thì dư lượng ô nhiễm càng tăng lên. Điều này giải thích vì sao bà con các vùng này bức xúc với tôi rằng họ nuôi tôm không hề dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào mà tôm vẫn bị bệnh gan hoại tử chết. Ấy chính là vì môi trường nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Với dư lượng Cypermethrin có trong nước cao như thế mà bà con thả tôm xuống nuôi trong vụ chính tôm công nghiệp sắp tới thì tôm sẽ bị chết liền mà trong khoa học gọi là chết cấp tính” – TS Nguyễn Văn Hảo - Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản II cảnh báo.
Theo ThS Đỗ Quang Tần Vương - Viện Nuôi trồng thủy sản II, biện pháp để xử lý dư lượng Cypermethrin trong ao nuôi tôm là cho lắng ao, tuyệt đối không cấp nước trực tiếp vào ao đang nuôi tôm. Sau đó lấy nước từ ao lắng qua ao nuôi tôm. Vì Cypermethrin sau khi lắng xuống lớp bùn dưới đáy, dư lượng còn lại trong nước giảm đi rất nhiều, đủ tiêu chuẩn để nuôi tôm.

Ngoài Cypermethrin, các mẫu nước này cũng ô nhiễm dư lượng các thuốc BVTV khác như Permethrin, Chlorpyrifos và Fipronit, đều là những chất độc đối với động vật thủy sinh. Trong khi đó, nồng độ pH trong nước cần cho tôm phát triển tốt từ 7,8 – 8,2 thì 19/21 mẫu nước và bùn sau khi phân tích đều nằm dưới tiêu chuẩn này.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu trong buổi họp ngày 24.2.2012 tại TP.HCM đã kết luận rằng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước gây thiệt hại trên vụ tôm năm nay là rất lớn. Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục cho lấy mẫu kiểm tra, đánh giá lại môi trường nước ở các tỉnh ven biển ĐBSCL còn lại vì có nhiều thông tin các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre và một phần Trà Vinh cũng đã phát hiện bị nhiễm Cypermethrin. Từ đó sẽ đưa ra những cảnh báo và hướng dẫn kịp thời cho người dân phòng ngừa, cải tạo lại ao nuôi để tránh bị thiệt hại xảy ra.

Đăng ngày 28/02/2012
Ngọc Minh
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Lỏng ruột trên tôm và những điều cần lưu ý

Trong nuôi trồng thủy sản, hiện tượng tôm bị lỏng ruột là một rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng thành ruột mềm, dễ đứt gãy, phân tôm không kết dính. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiễm khuẩn (Vibrio spp.), độc tố thức ăn hoặc stress môi trường, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Hình minh họa tôm thẻ
• 12:17 19/05/2025

Dịch bệnh TPD bùng phát trên tôm

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm đang diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều khu vực với tỷ lệ thiệt hại ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là sự bùng phát mạnh của bệnh TPD (bệnh gan tụy cấp tính trên tôm), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 07/05/2025

Peptide kháng khuẩn ứng dụng trong phòng bệnh tôm

Trong nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991 nhiều loại kháng sinh được bà con sử dụng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tôm, bằng việc hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi khi tôm bị bệnh hay trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp để phòng bệnh. Đến năm 2024 hầu hết các chủng vi khuẩn có khả năng kháng đa số các loại kháng sinh.

Kháng khuẩn tôm
• 10:29 05/05/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 08:17 16/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 08:17 16/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 08:17 16/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 08:17 16/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 08:17 16/06/2025
Some text some message..