Để kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã cho thấy phương pháp hiệu quả nhằm kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại trong nuôi thâm canh tôm chân trắng.

Để kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp
MOS và β-glucan mang lại hiệu quả phòng bệnh đốm trắng cho tôm. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Hiện nay đối với bệnh đốm trắng thì 100% người nuôi thu hoạch sớm hoặc tiêu hủy tôm bằng chlorine rồi xả bỏ để tránh lây lan. Việc phòng bệnh chủ yếu là chú trọng cải tạo kỹ ao nuôi, diệt giáp xác và xét nghiệm con giống không mang mầm bệnh. Còn với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính theo điều tra có 70-80% người nuôi dùng kháng sinh, chất bổ trợ gan và chế phẩm vi sinh để phòng trị bệnh. Tuy nhiên trong số đó chỉ có 30-40% cho rằng việc chữa trị mang lại hiệu quả.

Đề tài “Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm chân trắng kiểm soát bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ở quy mô trang trại” đã đánh giá được hiện trạng kiểm soát, quản lý bệnh đốm trắng và hoại tử gan tuỵ cấp tính trên tôm chân trắng nuôi thâm canh ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Các chất tăng cường miễn dịch như β-glucan, MOS (Mannan Oligosaccharide) đã được thử nghiệm phòng bệnh đốm trắng. Ngoài ra các chất kháng khuẩn có nguồn gốc thảo dược (hỗn hợp tinh dầu hương thảo, hoa hồi, gừng, tỏi), axít hữu cơ (captylic & capric acid) và chế phẩm vi sinh cũng đã được thử nghiệm trong kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

MOS và β-glucan mang lại hiệu quả phòng bệnh đốm trắng tốt khi sử dụng liều 50 mg β-glucan + 15 mg MOS/kg thức ăn. Nhóm axít hữu cơ, thảo dược, PHB có hiệu quả tốt trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh đơn lẻ chưa mang lại hiệu quả cao trong phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính tuy nhiên khi kết hợp với chất kháng khuẩn ở liều 0,3% thảo dược và 0,5% axít hữu cơ trộn vào thức ăn mang lại hiệu quả phòng trị bệnh hoại tử gan tụy tốt hơn.

Kết quả thử nghiệm mô hình nuôi ở Bạc Liêu và Kiên Giang vào mùa mưa và mùa khô cho thấy việc kiểm tra Vibrio tổng số định kỳ 3 ngày/lần kết hợp với thảo dược, axít hữu cơ và chế phẩm vi sinh mang lại hiệu quả tốt.

Diễn biến của mật độ Vibrio trong ao nuôi không theo quy luật nhất định, tùy thuộc vào cách xử lý trong ao nuôi. Mật độ Vibrio tăng dần theo thời gian nuôi và tích tụ các chất hữu cơ, mật độ Vibrio khuẩn lạc xanh cao thường tương ứng với V. parahaemolyticus hiện diện trong ao nuôi. Vibrio hiện diện trong mẫu bùn đáy ao nhiều gấp 3-4 lần so với trong mẫu nước. Do đó V. parahaemolyticus trong nền đáy đáng được quan tâm và loại thải kỹ từ bước cải tạo ao. Nitrite, ammonia, tổng sulfide có khuynh hướng tăng theo thời gian nuôi. Việc xi phông đáy ao rút bớt cặn đáy 3 ngày/lần mang lại hiệu quả tốt trong việc làm giảm lượng hữu cơ tích tụ và mật độ vi khuẩn trong ao.


Vienthuysan2
Đăng ngày 18/06/2018
TS. Lê Hồng Phước
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:40 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:40 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:40 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:40 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:40 26/11/2024
Some text some message..