Để nghề nuôi tôm thẻ Ninh Thuận phát triển theo hướng bền vững

Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) ở tỉnh Ninh Thuận bắt đầu từ năm 2008, đến nay đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao, góp phần khôi phục những vùng đất ven biển nuôi thủy sản bị bỏ hoang do dịch bệnh.

Để nghề nuôi tôm thẻ Ninh Thuận phát triển theo hướng bền vững
Nông dân xã An Hải (Ninh Phước) nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tôm thẻ thời gian nuôi ngắn, chỉ khoảng 90 ngày là cho thu hoạch, thị trường tiêu thụ tốt, kể cả trong nước và xuất khẩu. Với những ưu thế vượt trội, diện tích nuôi tôm thẻ ngày càng được mở rộng, đến nay toàn tỉnh đạt 950 ha, sản lượng khoảng 8.000 tấn/năm. Phần lớn diện tích thả nuôi tôm thẻ tập trung tại các hộ nuôi lớn, áp dụng hình thức sản xuất “cuốn chiếu”, không thả giống đồng loạt, nên hạn chế được dịch bệnh.


Tôm thẻ chân trắng được người tiêu dùng tiêu thụ mạnh. Ảnh: Văn Nỷ

Từ hình thành và phát triển

Khi tôm thẻ mới du nhập vào tỉnh ta, các hộ nuôi mang tích chất tự phát, đến năm 2016, hoạt động sản xuất nuôi tôm thẻ thương phẩm bắt đầu phát triển theo chiều sâu. Bà con tuân thủ lịch thời vụ, các điều kiện sản xuất an toàn và cùng nhau hợp tác, hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệm. Nhiều chủ trang trại tôm đầu tư hạ tầng vùng nuôi hoàn chỉnh, ứng dụng kỹ thuật giăng lưới ngăn chim trời, phân ao ươm giống, thực hiện mô hình nuôi thâm canh theo hướng VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Các cơ sở nuôi tôm hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, có trách nhiệm với xã hội, chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, không làm ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng xung quanh.

Nhờ được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh trong xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học-công nghệ, nên đến nay các hộ nuôi tôm thẻ đều áp dụng kỹ thuật VietGAP để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm 9 mô hình thủy sản; trong đó, đáng kể là mô hình nuôi tôm trải bạt, nuôi siêu thâm canh có sức lan tỏa, được người dân áp dụng rộng rãi. Tín hiệu đáng mừng là, hiện nay Tổng cục Thủy sản đã cấp Giấy Chứng nhận VietGAP cho Cơ sở nuôi tôm Anh Khoa, quy mô 3 ha; Cơ sở nuôi tôm Phú Hải, quy mô 3 ha; Xí nghiệp nuôi tôm Phan Rang (Công ty Hải Dương), quy mô 6 ha. Chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP giúp các cơ sở củng cố niềm tin với người tiêu dùng, khẳng định thương hiệu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng tôm thương phẩm trên thị trường.

Hướng đến sản xuất bền vững

Để phát triển nghề nuôi tôm thẻ bền vững, ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chế quản lý vùng nuôi; đồng thời, đề ra giải pháp hoàn chỉnh, đầu tư mới các khu quy hoạch vùng nuôi, nâng cấp cơ sở vật chất, bể nuôi ươm, quy trình xử lý nước và lọc nước để có nguồn nước biển sạch phục vụ sản xuất. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác quản lý về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, ngăn chặn tình trạng tôm giống kém chất lượng lưu chuyển trôi nổi ngoài thị trường. Một thực trạng thách thức trong nghề nuôi tôm thẻ hiện nay là vấn đề quản lý chất lượng giống tại các địa phương chưa chặt chẽ. Tình trạng tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất Naus kém chất lượng bán tràn lan làm tăng nguy cơ gây bệnh, tôm chậm lớn, để lại hệ quả nặng nề cho hộ nuôi và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp làm ăn chân chính. Khắc phục tình trạng này, ngành chức năng đề ra giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất tôm giống; đồng thời, triển khai dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, giúp hộ nuôi lựa chọn được con giống sạch bệnh, chất lượng tốt.

Đồng chí Dư Ngọc Tuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: Những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ gặp khó khăn, hộ nuôi phải đối mặt với tình hình thời tiết diễn biến thất thường, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chất lượng tôm giống không ổn định. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành chức năng là phải tiếp tục hỗ trợ hộ nuôi triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ nuôi tiên tiến. Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nhiệp đóng vai trò chủ đạo trong cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 21/05/2019
Anh Tùng
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 08:59 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 08:59 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 08:59 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 08:59 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 08:59 25/04/2024