Để nuôi cá theo mô hình “sông trong ao” hiệu quả

Một vài năm gần đây, mô hình nuôi cá “sông trong ao” được áp dụng ở một số địa phương và được xem là một giải pháp công nghệ mới, mang lại năng suất và lợi nhuận cao cho người nuôi.

Để nuôi cá theo mô hình “sông trong ao” hiệu quả
Năng suất của mô hình “sông trong ao” có thể đạt tới 70 tấn/ha Ảnh: TSVN

Khái niệm

“Sông trong ao” là cách gọi tiếng Việt của một hệ thống công nghệ nuôi cá có tên tiếng Anh In pond raceway system (IPRS). Hệ thống này có xuất xứ từ Mỹ, được phát triển bởi GS Jesse Chappell thuộc Trường Đại học Auburn và được USSEC (Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ) giới thiệu vào Việt Nam. IPRS là hệ thống nuôi cá bằng máng nước chảy đặt trong ao.

Nguyên lý hoạt động

Người nuôi cần tạo ra cái máng đặt chìm trong ao. Toàn bộ sản lượng cá nuôi tập trung trong máng. Thường với ao có diện tích 1 ha có thể thiết kế 2 máng có kích cỡ với chiều dài 25 m, rộng 5 m, sâu 2 m. Nước lấy từ ngoài ao được sục khí để tăng cường ôxy hòa tan và tạo dòng nước trong máng. Dòng nước có hàm lượng ôxy hòa tan cao giúp cho cá hô hấp tốt; đồng thời còn có tác dụng cuốn chất thải rắn của cá đến phía cuối máng. Ở cuối máng, chất thải rắn của cá sẽ được hút bỏ đi hàng ngày. Nước sau khi đi qua máng nuôi cá được chảy ra ngoài ao. Môi trường nước ngoài ao không có cá, hoặc chỉ có số ít cá ăn lọc như cá mè và là nơi để xử lý nước thải từ hệ thống máng trước khi nước được đẩy trở lại máng nuôi cá. Cá nuôi được cho ăn bằng máy tự động, khẩu phần ăn được chia nhỏ để cho ăn suốt ngày.

Từ năm 2016 đến 2018 đã có khoảng 250 máng được xây dựng trên khắp các tỉnh miền Bắc. Đối tượng cá nuôi trong IPRS rất đa dạng, bao gồm cá rô phi, cá điêu hồng, cá chép, cá trắm cỏ, cá lăng...

Ưu điểm

• Nguồn nước giàu ôxy hòa tan nên nuôi cá được mật độ rất cao, sản lượng cá trong máng lớn gấp 2 - 3 tần so với sản lượng cá nuôi thông thường ngoài ao, năng suất có thể đạt tới 70 tấn/ha.

• Thu gom và loại bỏ được chất thải của cá nên có thể hạn chế khí độc, giảm ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ dịch bệnh cho cá.

• Giảm chi phí thức ăn, năng lượng và thuốc chữa bệnh tính trên kilogam cá thu hoạch.

• Chủ động kiểm soát tình hình ăn, bệnh cá, hoạt động của cá…

• Bảo vệ môi trường.

Hạn chế

Trên thực tế, một số cơ sở nuôi cá có năng suất 10 - 15 tấn/máng, tức là khoảng 30 tấn/ha. So với các cách nuôi truyền thống, IPRS chưa mang lại năng suất và lợi nhuận vượt trội. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở nuôi cá IPRS không có lãi thậm chí thua lỗ, do chi phi xây dựng vận hành cao nhưng cá chậm lớn và năng suất thấp, chỉ đạt 3 - 5 tấn/máng, tức là khoảng 8 - 10 tấn/ha.

Theo một số chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp như:

Một số hệ thống IPRS được xây dựng không đúng quy cách thiết kế ban đầu, dẫn đến quá trình vận hành không đạt mục tiêu là loại bỏ phần lớn chất thải rắn do cá thải ra, đồng thời không xử lý triệt để được nguồn hữu cơ hòa tan trong nước một cách tự nhiên. Do đó, trong môi trường mật độ cao, cá nuôi không đạt được tốc độ lớn như mong đợi.

Diện tích không đủ rộng theo thiết kế, số máng xây dựng nhiều hơn thiết kế, dẫn đến chu kỳ tuần hoàn của nước ngắn, không đủ thời gian để nước được làm sạch trước khi quay trở lại máng nuôi cá.

Hệ thống sục khí tự thiết kế, tự thi công không tuân thủ nguyên tắc và mục tiêu. Quá trình tự xử lý nước trong ao nuôi cũng cần ôxy nhưng không được cung cấp bổ sung.

Hệ thống hút chất thải rắn hoạt động không hiệu quả và không liên tục dẫn đến nước ao nhanh chuyển sang tình trạng phì dưỡng và ô nhiễm.

Lượng cá thả ngoài hệ thống IPRS quá nhiều, số cá này tiêu thụ thức ăn, thải chất thải rắn mà không được thu gom làm ô nhiễm nước, tiêu hao ôxy...

IPRS là kỹ thuật nuôi cá thân thiện với môi trường, đơn giản, dễ quan sát và dễ làm theo. Tuy nhiên phần lớn người nuôi cá chưa hiểu thấu đáo nguyên lý hoạt động của hệ thống trước khi đầu tư xây dựng nên dẫn tới việc tự ý thay đổi thiết kế, lược bỏ thiết kế, vận hành không đúng nguyên tắc. Vì vậy, cần các chuyên gia tư vấn cho các cơ sở sản xuất từ khâu thiết kế xây dựng, vận hành và có những nghiên cứu điều chỉnh, tối ưu hệ thống cho phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường nuôi cá đa dạng ở Việt Nam.

TSVN
Đăng ngày 08/07/2019
Nguyễn Hà
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 21:37 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 21:37 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 21:37 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 21:37 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 21:37 22/11/2024
Some text some message..