Để nuôi trồng thủy sản thành công

Đầu vụ nuôi trồng thủy sản năm 2019, thời tiết thuận lợi nên người nuôi đang triển khai thả giống đại trà. Để nuôi trồng thủy sản thành công, người nuôi cần tuân thủ lịch thời vụ, chọn con giống từ các cơ sở sản xuất uy tín, thả nuôi đúng mật độ, quan tâm đến môi trường vùng nuôi…

Để nuôi trồng thủy sản thành công
Người nuôi tôm ở vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) đang kiểm tra tôm nuôi - Ảnh: ANH NGỌC

Thả giống đại trà

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, đến nay, trên địa bàn huyện đã có hơn 100ha trong tổng số khoảng 960ha ao hồ nuôi tôm nước lợ được thả giống, tình hình tôm nuôi ổn định và phát triển.

Ông Lê Thanh Sang, người nuôi tôm ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), cho biết: Năm nay, gia đình tôi tiếp tục thả nuôi 5 hồ với diện tích khoảng 15.000m2 tại vùng nuôi thuộc thôn Vũng Tàu, xã Hòa Hiệp Nam. Ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã cải tạo và xử lý nước trong ao nuôi rất kỹ trước khi thả giống, đồng thời chọn mua tôm giống ở cơ sở có uy tín. Đến nay, thời gian nuôi đã gần 1 tháng, tôm phát triển bình thường.

Theo ông Sang, các năm trước, thường vào thời điểm đầu vụ nuôi, không khí lạnh xuất hiện hoặc mưa, nắng thất thường nên khi thả tôm giống sẽ bị ảnh hưởng, tôm nuôi chậm phát triển và chết dần. Năm nay, đến giờ phút này, thời tiết có nhiều thuận lợi, hy vọng vụ nuôi tôm 2019 thành công…

Vụ này, gia đình ông Nguyễn Minh Chính ở xã Hòa Hiệp Nam, chuẩn bị thả nuôi 3 hồ với diện tích khoảng 10.000m2, hiện đã bơm nước vào các hồ nuôi và xử lý xong, chờ ngày thả giống. Rút kinh nghiệm từ các năm trước, năm nay ông Chính chỉ thả nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng nên chờ thời tiết thuận lợi nhất mới thả giống.

“Mấy năm trước, thường thì trước Tết Nguyên đán đã thả tôm giống nên khi gặp thời tiết bất lợi, tôm nuôi không phát triển, thậm chí còn bị chết hàng loạt. Hiện gia đình tôi đang chọn một trong các trại sản xuất tôm giống có uy tín để mua giống về thả nuôi. Con giống sạch bệnh, khỏe mạnh sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công của cả vụ nuôi…”, ông Chính cho biết.

Theo ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, địa phương hiện có gần 600ha nuôi thủy sản ao hồ, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tôm sú, ốc hương và các loài cá biển. Từ đầu năm đến nay, số diện tích thả nuôi không nhiều, tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi đang được kiểm soát.

Quan tâm đến môi trường vùng nuôi

Theo UBND huyện Đông Hòa, nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, song người dân chưa coi trọng việc bố trí hệ thống xử lý chất thải, còn phổ biến tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý từ ao nuôi ra sông gây ô nhiễm nguồn nước tại vùng nuôi.

Nuôi tôm, thủy sản, nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi thủy sản, nuôi tôm thẻ

TX Sông Cầu đang tổ chức sắp xếp lại lồng bè nuôi thủy sản tại vịnh Xuân Đài - Ảnh: NGỌC CHUNG

N-PTNT huyện Đông Hòa, cho biết: Huyện đã triển khai kế hoạch, lịch thời vụ nuôi thủy sản năm 2019 đến từng xã, thị trấn. Địa phương cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi như xây dựng quy chế vùng nuôi, thành lập các tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, huyện Đông Hòa còn xây dựng một số mô hình nuôi thủy sản tiên tiến, hỗ trợ cá rô phi giống cho một số hộ nuôi nhằm xử lý môi trường ao nuôi… Đồng thời quy hoạch xong chi tiết đối với vùng nuôi sông Ngọn và tiến hành cắm mốc cho các khu vực nuôi được quy hoạch.

Mới đây, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã triển khai lấy mẫu nước tại một số vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh để kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, một số chỉ tiêu gây bất lợi cho thủy sản nuôi, người nuôi cần phải có sự điều chỉnh phù hợp.

“Trung tâm đã chuyển kết quả quan trắc các mẫu nước tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đến các địa phương để phổ biến đến từng hộ nuôi. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, cần điều chỉnh tăng độ mặn phù hợp. Đối với các vùng nuôi tôm hùm có hàm lượng ôxy hòa tan thấp, người nuôi cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra tôm nuôi, chú ý kiểm tra sự phân tầng của nước để điều chỉnh lồng nuôi cho phù hợp. Người nuôi nên san thưa mật độ nuôi trong lồng, tách những cá thể tôm nhiễm bệnh nuôi riêng và tăng cường vệ sinh lồng nuôi nhằm tăng sự lưu thông của nước. Định kỳ nên bổ sung các chế phẩm sinh học, vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi, tránh các tác nhân gây bệnh…”, ông Ngô Xuân Lai, Phó Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên nói.

Để triển khai tốt công tác nuôi trồng thủy sản năm 2019, Sở NN-PTNT yêu cầu các địa phương có nuôi thủy sản phổ biến lịch thời vụ và mật độ thả nuôi đến từng vùng nuôi để người nuôi biết và áp dụng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định. Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc mở các lớp tập huấn, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản an toàn, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, kiểm soát tốt chất lượng con giống sản xuất tại địa phương và giống nhập về Phú Yên, chủ động xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo vụ nuôi năm 2019 đạt hiệu quả cao nhất.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT

Báo Phú Yên
Đăng ngày 13/03/2019
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Nuôi tôm kích cỡ lớn - giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nước ta có những bước tiến vượt bậc. Điển hình là chất lượng và năng suất tôm không ngừng được nâng cao, đặc biệt là trong nuôi tôm cỡ lớn, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận trong thời điểm giá tôm biến động mạnh.

Tôm thẻ
• 10:28 15/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 04:13 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 04:13 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 04:13 23/09/2023

Sinh nhật 2 tuổi Sàn thương mại điện tử dành cho ngành thủy sản - eShop

Quý khách hàng có thể tận hưởng và lan tỏa niềm vui mua sắm các sản phẩm về thủy sản đến các bạn nuôi xung quanh với loạt sản phẩm thương hiệu giảm sâu, miễn phí vận chuyển cho đơn dưới 22kg, cùng các cơ hội trúng thưởng lớn, voucher lên đến 200,000đ từ eShop.

Sinh nhật Farmext eShop
• 04:13 23/09/2023

Ngành tôm khó khăn nhất do nuôi nhỏ lẻ

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022. Hiện đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực để phục hồi nhưng việc nắm cơ hội để phát triển vẫn gặp khó khăn lớn ở thực trạng nuôi nhỏ lẻ.

Ao nuôi tôm
• 04:13 23/09/2023