Để tôm giống thích nghi tốt với môi trường

Sự thay đổi môi trường đột ngột có thể khiến cho tôm giống bị stress, tác động xấu đến sức khỏe của tôm. Việc chuẩn bị cho tôm thích nghi với môi trường mới là một công đoạn ngắn, tuy nhiên, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng liên quan đến thành công hay thất bại của vụ nuôi.

Để tôm giống thích nghi tốt với môi trường
Ảnh minh họa: Internet
Đánh giá khả năng chịu đựng

Có sự khác nhau đáng kể về khả năng chịu đựng của tôm giống. Một điều chắc chắn rằng, tôm giống khỏe mạnh có khả năng thích nghi môi trường mới tốt hơn tôm yếu. Vì vậy, theo lời khuyên từ các chuyên gia, cần có một lịch trình cũng như phương pháp đánh giá sao cho phù hợp với khả năng và điều kiện của từng con giống. Thông thường, các thử nghiệm sẽ bao gồm việc tiến hành lấy mẫu khoảng 100 - 200 con tôm giống, lần lượt cho chúng trải qua sự thay đổi về các yếu tố môi trường như nhiệt độ, thẩm thấu hoặc những thay đổi về hóa học trong vòng 1 - 4 giờ, sau đó sẽ đếm số tôm giống còn sống.

Một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi là “stress test”. Cụ thể, tôm giống được đặt trong một thùng hoặc bể chứa, đồng thời hạ độ mặn và nhiệt độ nước xuống tương ứng lần lượt là 20 ppt và 10oC trong 4 giờ (một thử nghiệm kéo dài dưới 4 giờ không đảm bảo được chính xác tỷ lệ chết của tôm giống). Người nuôi cũng có thể dùng formaline nồng độ 100 - 150 ppm để thử nghiệm. Khi có kết quả, sẽ đánh giá được chất lượng của đàn tôm. Cụ thể, tỷ lệ sống đạt 80 - 100% cho thấy tôm giống chất lượng cao, trong khoảng 60 - 79% được coi là tạm chấp nhận, và tỷ lệ sống dưới 60% thì quá thấp. Trường hợp này phải loại bỏ ngay hoặc có thể giữ và ương thêm một thời gian trong trại giống để cải thiện sức khỏe và chất lượng đàn tôm.

Bên cạnh đó, một lựa chọn khác cho người nuôi là phương pháp kiểm tra của Brock và Main. Ở phương pháp này, nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố được lựa chọn, 100 con tôm giống thu thập ngẫu nhiên được đặt trong một thùng chứa có thể tích 10 - 15 lít nước ở 22oC và 5 ppt (hai thông số của bài kiểm tra) hoặc tại nhiệt độ môi trường xung quanh của trại giống và độ mặn 0 - 1 ppt. Thời gian diễn ra trong vòng 1 giờ, khi kết thúc, đếm những con tôm giống còn sống (những con bơi và phản ứng bình thường). Tôm giống được cho là đáp ứng yêu cầu nếu tỷ lệ sống là 80% hoặc cao hơn.

Cơ sở vật chất

Cần đảm bảo tất cả thùng và hồ chứa nước, thiết bị khác (lưới, xi phông, xô, ống…), phải được rửa thật sạch và khử trùng bằng cách chà bằng clo hoặc các chất khử trùng khác, rửa sạch nhiều lần và nếu có thể thì phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.

Thiết bị giám sát các thông số của nước (nhiệt độ, độ mặn, độ pH, ôxy hòa tan) phải được chuẩn bị đầy đủ trước khi tôm giống đến. Bên cạnh đó, người nuôi cần có thiết bị dự phòng.

Yêu cầu chung

Những năm qua, một số yêu cầu thích nghi được ứng dụng phổ biến như: thay đổi độ mặn không quá 3 ppt mỗi giờ; Mật độ khoảng 1.000 - 5.000 ấu trùng tôm mỗi gallon (khoảng 260 - 1.300 ấu trùng tôm/1 lít nước); Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột (hơn 3 - 4oC); duy trì nồng độ ôxy hòa tan ở mức 6 - 7 ppm. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, để giúp tôm giống thích nghi tốt với môi trường, người nuôi đã phát triển và thực hiện theo nhiều cách riêng phù hợp với điều kiện cũng như phương pháp quản lý của họ. Từ đó, nhiều giải pháp mới được đưa ra. Ví dụ, tại một số trang trại khi sự khác biệt về độ mặn và nhiệt độ giữa các ao hoặc bể chứa thả nuôi tôm và môi trường nước chứa tôm giống được vận chuyển đến là tối thiểu (> 3 - 4 ppt; 1 - 2oC), việc giúp tôm thích nghi có thể đơn giản là đặt các túi nilon được sử dụng để vận chuyển tôm giống trong ao nuôi 30 - 60 phút (sau khi tạo các lỗ nhỏ trên các túi) và sau đó thả các con tôm giống này, mặc dù phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng.

Tôm giống từ các trang trại chuyển đến được giữ trong bể chứa một thời gian, sau đó cho từ từ nước ao nuôi vào để cân bằng các thông số (nhiệt độ, pH, độ mặn). Lưu ý rằng hàm lượng ôxy hòa tan cần được duy trì mức tối đa, tôm được cho ăn đầy đủ và luôn theo dõi chặt chẽ.

Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ nước giảm đến mức 18 - 22°C, cùng với đó bổ sung các hợp chất khác nhau vào môi trường nước (bao gồm cả thuốc gây amoniac, bộ đệm và than hoạt tính) sẽ tăng số lượng tôm giống sống sót qua thời gian vận chuyển bị kéo dài. Mật độ thích nghi không nên vượt quá 300 - 500 tôm giống/lít tùy thuộc vào kích thước tôm giống và thời gian thích nghi.

Môi trường thủy sinh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là bể ngoài trời, ao và mương, sẽ thay đổi liên tục. Những thay đổi đột ngột và có thể khiến tôm không thể phù hợp và khó tồn tại, ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất sụt giảm.

Con tôm
Đăng ngày 27/09/2018
Nguyễn An
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:30 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:19 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 21/03/2025

Khẩn cấp tìm kiếm 4 ngư dân mất tích sau vụ chìm tàu ở Quảng Nam

Chiều 21-3, chính quyền huyện Núi Thành (Quảng Nam) xác nhận một tàu chụp mực của ngư dân địa phương đã bị chìm trên biển, khiến một người tử vong và bốn người mất tích. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp.

Tàu bị nạn
• 20:42 24/03/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 20:42 24/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 20:42 24/03/2025

Một số bệnh nguy hiểm trên tôm có thể từ tôm bố mẹ

Trong nghề nuôi tôm, việc hiểu rõ các bệnh nguy hiểm có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con là vô cùng quan trọng. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm mà còn gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bệnh nguy hiểm thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:42 24/03/2025

Lưu ý một số nguyên tắc sử dụng chế phẩm sinh học

Việc tối ưu hoá quy trình sản xuất không chỉ đảm bảo nâng cao năng suất, mà còn giảm thiểu tác động môi trường. Trong đó, chế phẩm sinh học đã trở thành một giải pháp đáng tin cậy, giúp kiểm soát môi trường nuôi, hạn chế mầm bệnh, và tăng cường sức khỏe cho đối tượng nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:42 24/03/2025
Some text some message..