Để tránh thiệt hại trong nuôi tôm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa vừa có hướng dẫn lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2016. Để tránh thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chức năng.

cải tạo ao nuôi tôm
Nông dân thị xã Ninh Hòa cải tạo ao nuôi tôm

Năm 2015, do thời tiết bất lợi, hầu hết các vùng NTTS trên địa bàn thị xã Ninh Hòa bị thiệt hại nặng nề, người dân thua lỗ nặng. Tại phường Ninh Hà, trong tổng số khoảng 470ha nuôi tôm nước lợ thì có hơn 80% diện tích bị thiệt hại do dịch bệnh. Trong khi đó, tại xã Ninh Lộc, trong tổng số 450ha nuôi tôm, có hơn 186ha gần như bị thiệt hại hoàn toàn.

Ông Hồ Đức Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Lộc cho biết, năm 2015, do thời tiết bất lợi, hầu hết diện tích nuôi tôm trong xã đều bị dịch bệnh, tôm chết. Trong khi đó, người nuôi lại không tuân thủ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn trong việc xử lý ao nuôi. Thậm chí, có trường hợp, hộ này có tôm chết xả nước trong ao ra, hộ khác lại lấy nước vào nên dịch bệnh dễ lây lan trên diện rộng, khiến cho ngành NTTS của địa phương thiệt hại nặng.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, năm 2015, diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh giảm gần 10% so với năm 2014, chỉ đạt 5.274ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh cũng giảm hơn 3,6%, với 13.679 tấn. Trong đó, sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 5.451 tấn, giảm 11,34%; tôm sú đạt 340 tấn, giảm 20,84%...

Năm 2016, dự báo tiếp tục là một năm khó khăn đối với NTTS, khi thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, nắng nóng tiếp tục kéo dài sẽ khiến các đối tượng nuôi dễ gặp dịch bệnh, phát triển chậm, thậm chí nhiều diện tích không thể đưa vào sản xuất. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng vùng nuôi, hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư, quy mô nuôi còn nhỏ lẻ, số hộ có 1 - 2 ao nuôi còn nhiều. Theo ông Huỳnh Kim Khánh - Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh, hiện nay, hạ tầng các vùng NTTS trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, không có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt; nghề nuôi phát triển tự phát, không theo quy hoạch. Thực tế, đa số các hộ nuôi chỉ có 1 - 2 ao/hộ, diện tích nuôi nhỏ (2.000 - 3.000m2) và không có ao lắng, xử lý nước trước khi thả nuôi. Chính vì vậy, khi có dịch bệnh, người nuôi không chủ động được nguồn nước đã qua xử lý, dẫn đến tình trạng lấy nguồn nước mang mầm bệnh vào ao nuôi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Để chủ động trong NTTS, Sở NN-PTNT đã có thông báo lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2016. Theo đó, đối với tôm sú chỉ nên thả nuôi 1 vụ, thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 3 đến tháng 7; nếu nuôi thâm canh, bán thâm canh thì chỉ nên thả với mật độ 15 - 20 con post 15/m2; nếu nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến thì chỉ nên thả với mật độ 5 - 10 con post 15/m2. Đối với tôm thẻ chân trắng, thả giống từ tháng 2 đến tháng 9; nếu nuôi trên ao lót bạt thả mật độ hơn 100 con/m2; nếu nuôi trên ao đất, tùy vào số lượng ao nuôi có thể thả nuôi với mật độ khoảng 20 - hơn 50 con/m2 (hộ có ít ao thì mật độ thả phải thưa).

Theo chia sẻ của ông Huỳnh Kim Khánh, muốn hạn chế thiệt hại trong NTTS, các địa phương cần phải thành lập các tổ liên kết, người nuôi trực tiếp quản lý và điều chỉnh các hoạt động phục vụ NTTS của mình. Một giải pháp quan trọng về lâu dài là phải có chính sách để khuyến khích người dân dồn ao. Bởi với 1 ao nuôi, các hộ sẽ rất khó khăn trong đảm bảo điều kiện nuôi. Muốn vậy, các hộ nuôi phải hợp tác với nhau, liên kết thành một nhóm để có ao chứa lắng, xử lý nước cấp và thải nước theo đúng quy định để cùng nuôi và chia sẻ lợi nhuận. Một vấn đề quan trọng khác là kênh mương phục vụ NTTS trên địa bàn tỉnh phải được đầu tư nạo vét, bởi nhiều năm qua, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư. Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều mô hình NTTS theo hướng an toàn sinh học đã cho thấy hiệu quả, người nuôi cần áp dụng…

Sở NN-PTNT cũng khuyến cáo nông dân cần tuân thủ nghiêm các hướng dẫn trong NTTS để tránh thiệt hại; không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng theo quy định của Bộ NN-PTNT. Bên cạnh đó, các hộ nuôi trong cùng khu vực có chung hệ thống cấp và tiêu nước, nên tổ chức nạo vét kênh mương để tăng khả năng cấp thoát nước khu vực nuôi của mình; nên thả giống đồng loạt tại các vùng nuôi tôm tập trung…

Báo Khánh Hòa, 02/02/2016
Đăng ngày 02/02/2016
Hải Lăng

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:12 01/07/2024

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 09:44 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 10:24 27/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 08:00 26/06/2024

Cà Mau lập khu bảo tồn biển ở 3 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc

Ngày 18/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định số 1206/QĐ-UBND về việc phê duyệt thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau rộng 27.000 ha, tập trung ở vùng biển quanh 3 cụm đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Hòn Khoai
• 13:19 01/07/2024

Độ mặn và độ pH phù hợp để thả giống

Để thuận lợi cho việc tôm giống thích nghi với môi trường ao nhất có thể, người nuôi thường đo độ mặn và pH sao cho phù hợp nhất. Vậy độ mặn và độ pH là bao nhiêu thì thích hợp cho tôm giống nhất. Mời bà con cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:19 01/07/2024

Nuôi trồng thủy sản bền vững: Tận dụng tối đa các lợi ích từ công nghệ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và áp lực từ dân số ngày càng tăng, ngành nuôi trồng thủy sản đang đứng trước thách thức lớn về tính bền vững. Nuôi trồng thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Cá biển
• 13:19 01/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 13:19 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 13:19 01/07/2024
Some text some message..