Đề xuất sửa đổi quy định về chế biến, xuất khẩu cá tra

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra.

mạ băng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau hơn một năm triển khai thực hiện, Nghị định 36/2014/NĐ-CP đã có những tác động tích cực củng cố và thúc đẩy phát triển ngành hàng cá Tra. Quy hoạch tổng thể nuôi cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long được rà soát, phù hợp với nhu cầu thị trường; nhiều vùng nuôi đã ứng dụng và được chứng nhận GAP hướng đến nuôi bền vững về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường; liên kết trong nuôi, chế biến cá tra được hình thành và thúc đẩy rõ rệt hơn; thông tin nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được cập nhật, chính xác và chi tiết hơn, là cơ sở để quản lý và chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra.

Đến nay có khoảng 2.500 ha nuôi cá tra thương phẩm ứng dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt. Theo báo cáo của Hiệp hội cá Tra Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2015, đã có 203 doanh nghiệp thực hiện đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tổng số hồ sơ được xác nhận là 16.560 bộ, gồm 20.980 lô hàng với tổng khối lượng sản phẩm cá Tra các loại đăng ký xuất khẩu là 739.653 tấn.

Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị định 36/2014/NĐ-CP cũng có những khó khăn nảy sinh. Cụ thể, các quy định tại điểm b, điểm c Khoản 3 Điều 6 của Nghị định 36/2014/NĐ-CP về sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh xuất khẩu có hàm lượng nước không được vượt quá 83%, tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% nhằm định hướng phát triển ngành hàng tới sản xuất sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh xuất khẩu chất lượng, nâng cao hình ảnh, uy tín của cá Tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Từ tháng 9/2014 – 6/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá và xác định tỷ lệ nước tự nhiên có trong cá tra nguyên liệu; kết quả cho thấy hàm lượng ẩm từ 83% – 86% là giới hạn cho phép bảo đảm chất lượng và cảm quan của sản phẩm cá tra phi lê, nếu vượt quá 86% chất lượng bị giảm và coi như lạm dụng và gian lận thương mại. Mặt khác, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước từ 83% trở xuống chỉ chiếm 3,03%, trong khi sản phẩm có hàm lượng nước lớn hơn 86% chiếm tới 75,32%. Sản phẩm phi lê cá tra có tỷ lệ mạ băng nhỏ hơn hoặc bằng 10% chiếm 49,35% sản phẩm có tỷ lệ mạ băng trên 20% chiếm 16,02%.

Trong các tháng 4 – 5/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tra hiện trạng xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh tại 26 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra, kết quả cho thấy các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá Tra hiện đang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cá Tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước từ 83% - 89%, mạ băng từ 10% – 30%.

Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường yếu, các nhà nhập khẩu chưa chấp nhận tăng giá do tăng chất lượng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm cá Tra và cần có lộ trình thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất quy định: Tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 30%. Hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 86% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra phi lê sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm.

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra

Theo Nghị định 36/2014/NĐ-CP, thương nhân xuất khẩu sản phẩm cá tra phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục đích của việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp hội cá tra Việt Nam là khâu kiểm soát cuối cùng trong chuỗi giá trị sản xuất của sản phẩm cá tra, cân đối cung cầu giữa nhu cầu thị trường và sản xuất nguyên liệu, tạo động lực để các bên tham gia liên kết, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện đã phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Để tạo điều kiện cho các thương nhân xuất khẩu mà vẫn kiểm soát được chất lượng toàn chuỗi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sửa đổi theo hướng bãi bỏ thủ tục hồ sơ đăng ký với Hiệp hội cá tra Việt Nam thay bằng Bản đăng ký của thương nhân với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụ thể, theo dự thảo, trước ngày 25 hàng tháng, thương nhân nộp bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra theo mẫu quy định cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thương nhân có trách nhiệm lưu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được cơ quan hải quan xác nhận (Tờ khai Hải quan), bản gốc Hợp đồng mua cá tra nguyên liệu, Hợp đồng gia công chế biến (trường hợp sản phẩm được chế biến theo hình thức gia công với một cơ sở chế biến khác) và bản sao Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Thời gian lưu 24 tháng kể từ ngày xuất khẩu sản phẩm được chế biến từ nguồn cá tra nguyên liệu trên…

Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, 18/11/2015
Đăng ngày 20/11/2015
Tuệ Văn
Doanh nghiệp

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 10:24 12/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:44 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:44 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:44 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:44 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 12/12/2024
Some text some message..