Đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư ở 28 tỉnh, thành

Cùng với tổ chức kiểm ngư ở trung ương, Ban soạn thảo Luật thuỷ sản (sửa đổi) đề xuất thành lập lực lượng này tại 28 tỉnh, thành ven biển.

Bộ Nông nghiệp đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư ở 28 tỉnh, thành.
Bộ Nông nghiệp đề xuất thành lập lực lượng kiểm ngư ở 28 tỉnh, thành. Ảnh: Sơn Thủy

Sáng 21/3, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Luật thuỷ sản (sửa đổi).

Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường cho biết, Việt Nam với chiều dài hơn 3.200 km bờ biển, phạm vi ngư trường hàng triệu km2, tiềm năng nghề cá rất lớn. Cùng với tổ chức kiểm ngư ở trung ương, Ban soạn thảo Luật đề xuất thành lập lực lượng này tại 28 tỉnh, thành ven biển.

"Đây là việc rất cần thiết để tăng cường giám sát, bảo vệ vùng biển", Bộ trưởng Cường nói.

Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, đã có Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của lực lượng kiểm ngư, hơn nữa Bộ Nông nghiệp chưa tổng kết, đánh giá về lực lượng này nên việc thành lập kiểm ngư cấp tỉnh là chưa hợp lý. "Theo tôi vẫn duy trì kiểm ngư ở cấp trung ương, sau này nâng nghị định lên pháp lệnh thì lực lượng này sẽ được mở rộng theo", ông Tỵ nói.

Về việc thành lập quỹ bảo vệ và phát triển thuỷ sản, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét sự cần thiết, nhất là xu hướng gần đây các luật đều dành ra một phần nội dung cho việc thành lập quỹ.

Giải trình nội dung này, Bộ trưởng Cường nói quỹ này sẽ được thành lập ở các tỉnh và mở rộng bằng nguồn xã hội hóa.

"Ô nhiễm môi trường là một nguy cơ hiện hữu, nếu không có quỹ cấp tỉnh sẽ không xử lý được tức thời. Chẳng hạn ở 4 tỉnh miền Trung gặp sự cố môi trường biển, để phục hồi, tái tạo cần một số tiền khổng lồ, nếu không có quỹ sẽ không xử lý được", ông Cường nói.

Theo Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, việc khai thác thuỷ sản hiện đang trong tình trạng báo động. Bản thân ông với hơn 30 năm đi tất cả các vùng biển của đất nước, nhận thấy nguồn thuỷ sản của Việt Nam đang bị tận diệt bằng đủ các hình thức đánh bắt như kích điện, dùng thuốc nổ, hóa chất...

"Trước kia chúng tôi đi biển, một ngày câu được rất nhiều cá, nhưng bây giờ tất cả các vùng ven biển từ Bạch Long Vĩ đến Phú Quốc cá đã không còn. Vì vậy ngư dân ta phải đi đánh bắt ở vùng biển xa, nhiều tàu ngư dân đi vào vùng biển của nước khác đã bị bắt", Tướng Minh nói.

Trước thực trạng trên, ông Minh đề nghị dự thảo Luật cần quy định cụ thể khu vực được đánh bắt, những nơi cần hạn chế và nghiêm cấm để bảo tồn, nhất là ven bờ. .

Ngoài ra, ông Minh cũng cho biết gần một tháng qua có đến hơn 90 tàu cá bị tai nạn, gồm có chìm tàu, bị phá nước, mất tài sản, đâm nhau, tai nạn lao động... "Các vụ tai nạn đều được ứng cứu, nhưng gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng. Vì vậy, cần thắt chặt kiểm định chất lượng hoạt động của các tàu cá", Tướng Minh nêu ý kiến.

VNE
Đăng ngày 22/03/2017
Hoàng Thùy
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 01:03 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 01:03 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 01:03 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 01:03 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 01:03 26/04/2024