Đề xuất tiếp tục triển khai đề án ngăn chặn đưa tạp chất vào con tôm

Gần đây có hiện tượng các đối tượng nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch nhưng tổ chức thu mua, thuê bơm chích tạp chất để xuất khẩu sang nước láng giềng theo đường tiểu ngạch, làm cho tình hình càng diễn biến phức tạp.

Đề xuất tiếp tục triển khai đề án ngăn chặn đưa tạp chất vào con tôm
Quang cảnh hội nghị

Thông tin được nêu ra tại Hội nghị tổng kết Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất (Đề án), do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Cà Mau, sáng 20/2. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Sử.

Sau 2 năm thực hiện Đề án (theo Quyết định số 2419/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ), đối với 4 tỉnh trọng điểm về con tôm của cả nước (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng), qua kiểm tra, phát hiện 177 vụ việc, với trên 30 tấn nguyên liệu thủy sản có chứa tạp chất, xử phạt trên 5,4 tỷ đồng.

Chỉ xử phạt hành chính, chưa có trường hợp nào được áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đình chỉ hoạt động. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với chính quyền cấp huyện, xã để xảy ra vi phạm về tạp chất vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, quyết liệt.

Theo Luật Thủy sản (có hiệu lực đầu năm 2019), hành vi “đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, làm căn cứ để triển khai các hoạt động tiếp theo: Xác định tội danh đối với hành vi tổ chức, tham gia đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất theo Bộ luật Hình sự từ yêu cầu của Đề án. 

Là địa phương trọng điểm của ngành tôm trên cả nước, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, đề xuất: “Mặc dù tổ chức 100% cơ sở thu mua, sơ chế ký kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, nhưng việc tuân thủ theo cam kết chưa triệt để, hiện vẫn còn nhen nhóm tình trạng, kể cả có doanh nghiệp tổ chức bơm tạp chất vào tôm. Mục tiêu của Đề án là đến cuối năm 2018 cơ bản chấm dứt tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp, Cà Mau đề nghị Chính phủ tiếp tục cho triển khai Đề án”.

Ngành tôm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào những năm 80, đến những năm 90 bắt đầu xuất hiện tình trạng đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản, làm ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu thủy sản Việt Nam, mà chủ yếu trên con tôm.

Năm 2018, xuất khẩu con tôm Việt Nam đạt trên 4,2 tỷ USD, riêng tại Cà Mau đã đạt trên 1 tỷ USD.

Báo Ảnh Đất Mũi
Đăng ngày 20/02/2019
Trần Nguyên
Nuôi trồng

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 05:09 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 05:09 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 05:09 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 05:09 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 05:09 26/09/2023