Đi biển - Nghề may rủi

Thỉnh thoảng lại có tin ngư dân gặp nạn trên biển. Người may mắn thì được cứu, người thì tìm thấy được thi thể, nhưng có người mất tích mãi mãi trên biển.

chuyến đi biển dài ngày
Ngư dân chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày (Ảnh: Thủy Phan)

Ám ảnh những vụ chìm tàu

Đối với ngư dân, những cơn bão bất ngờ hay tin những vụ chìm tàu ngoài khơi Biển Đông luôn là nỗi ám ảnh với họ. 

Nhiều ngư dân chia sẻ rằng, nghề đi biển vừa khó khăn, lại nguy hiểm mà thu nhập lại chẳng được bao nhiêu. Nhà nào may mắn thì có năm kiếm được khoảng hơn 50 triệu, nhưng cũng có nhà mỗi năm chỉ dư được dăm bảy triệu. 

Rồi thỉnh thoảng, người ta lại nghe tin ngư dân gặp nạn trên biển do tàu bị sóng đánh chìm. Người may mắn thì được cứu, người thì tìm thấy được thi thể, nhưng cũng có người mất tích mãi mãi trên biển. 

Đơn cử như mới đây, vụ tàu cá QB 92671 TS do ông Nguyễn Ngọc Hải (46 tuổi, ở thôn Thanh Xuân, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) làm chủ tàu đã bị chìm trên biển tại vị trí có tọa độ 17-59 N; 110-12 E, cách cửa Du Lâm, đảo Hải Nam, (Trung Quốc) khoảng 45 hải lý về phía Đông Nam hôm 15/2/2016. 

Trên tàu có tất cả 7 ngư dân, 4 người may mắn đã được cứu và trở về nhà an toàn, còn 3 người nữa hiện vẫn đang mất tích. Gia đình những nạn nhân này đã làm các thủ tục tang gia.

Có lẽ, trong vụ việc này, gia đình chủ tàu Nguyễn Ngọc Hải phải chịu đựng những mất mát lớn nhất khi họ mất đi khối tài sản lớn và người con trai ruột.

“Nghề biển nó cũng lênh đênh như con sóng vậy. Chuyến nào may mắn, thả được mẻ cá lớn thì mấy anh em lãi được vài chục triệu. 

Nhưng có chuyến chỉ được 1-2 triệu, thậm chí có chuyển còn phải bù lỗ. Tính đi tính lại, mỗi năm mỗi người chỉ thu về được khoảng 30-50 triệu”, ông Hải tâm sự.

nghe bien
Nghề biển cũng lênh đênh như con sóng biển (Ảnh: Thủy Phan)

Theo ông Hải, cuộc đời ông gắn liền với nghề đi biển, từ khi lớn lên ông đã theo nghề đến tận bây giờ. Nhưng đây là lần đầu tiên ông phải chịu sự mất mát lớn đến như vậy. Bây giờ con trai mất, tàu thì cũng đã bị chìm, ông Hải cũng chưa biết lúc nào mới sẽ quay lại với công việc.

“Cũng vì miếng cơm manh áo thôi, vì ở đây cũng đâu có nghề gì khá hơn nữa đâu. Vất vả kiếm cơm thì không nhằm nhò gì, nhưng mỗi lần có những cơn bão bất thường hay nghe tin đâu đó có tàu cá bị chìm ngoài biển, ngư dân mất tích là mình lại thấy sợ. 

Nhưng đâu phải sợ thì sẽ bỏ nghề. Sợ thì cũng vẫn phải ra khơi bám biển để kiếm cơm nuôi gia đình, nuôi con cái thôi”, anh Nguyễn Xuân Hỏi, chủ một tàu cá ở xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chia sẻ.

Muốn đổi đời, ai ngờ đổi... nợ

Nghề đi biển bấp bênh, vất vả, lại nguy hiểm. Vì vậy mà nhiều ngư dân bỏ nghề đi làm nghề khác với mong muốn đổi đời, nhưng không ngờ lại phải đổi lấy... nợ.

Tại xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), mấy năm trước, một số hộ dân tại địa phương đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát làm ăn phát đạt.

Thấy vậy, hàng trăm người dân ào ạt bỏ nghề đi biển để đầu tư nuôi tôm, nhưng rồi cuối cùng nhiều người lại phải quay lại làm nghề cũ để trả nợ do làm ăn thất bát.

Theo thống kê của UBND xã Hải Ninh, số tiền mà người nuôi tôm ở địa phương nợ ngân hàng lên đến hơn 150 tỷ đồng. 

Năm 2013, thấy một số người trong làng nuôi tôm thẻ trên cát làm ăn phát đạt, ông Nguyễn Văn Dội (ở thôn Cửa Thôn, xã Hải Ninh) cùng 3 người anh em nữa của mình đã quyết định bỏ nghề đi biển, cắm sổ đỏ để có vốn nuôi tôm.

Ở địa phương hết đất, ông ra tận xã Đại Trạch (huyện Bố Trạch) thuê đất nuôi tôm. Thế nhưng, ngay vụ đầu tiên, mấy anh em ông Dội đã bị thua lỗ hàng trăm triệu đồng do năm đó bão lớn nên tôm bị lùa hết ra ngoài.

Sau 2 năm theo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, lãi đâu chưa thấy, nhưng 4 anh em ông Dội đang phải ngồi trên đống nợ lên tới 1,5 tỷ đồng, 3 sổ đỏ của 4 anh em cùng nhau đầu tư hiện vẫn nằm trên ngân hàng. Mỗi tháng, 4 anh em phải trả 5,5 triệu đồng tiền lãi.

nghe di bien
Vì nuôi tôm thua lỗ, ông Nguyễn Văn Dội đành quay lại với nghề đi biển để có tiền trả lãi ngân hàng (Ảnh: Thủy Phan)

Hiện tại, ông Dội đành phải quay trở về với nghề đi biển, cố gắng làm việc để trả nợ.

“Trước đây gia đình tôi sống bằng nghề đi biển. Nghề này đủ sống nhưng mỗi năm làm lụng vất vả cũng chỉ dư được 4-5 triệu. Vì vậy, tôi đổi nghề với mong muốn kiếm được nhiều hơn cho gia đình đỡ vất vả, không ngờ giờ lại ôm lấy nợ. 

Với số nợ này, chúng tôi không biết đến bao giờ mới trả hết nữa. Giờ đi làm chắc cũng chỉ đủ để trả tiền lãi ngân hàng hàng tháng”, ông Dội nói.

Ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết: “Mấy năm trước, vì thấy một số người trong làng làm ăn được từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, nên hàng trăm người dân đã ào ạt làm theo để bây giờ phải ôm nợ cả tỷ đồng. 

Hiện tại, vì nợ nần mà nhiều hộ dân phải bỏ đi nước ngoài làm ăn với hy vọng có tiền trả nợ, có hộ thì đành quay lại với nghề đi biển lấy tiền trả lãi ngân hàng”.

Báo Giáo dục Việt Nam, 02/03/2016
Đăng ngày 04/03/2016
Thủy Phan
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 04:00 27/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 04:00 27/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 04:00 27/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 04:00 27/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 04:00 27/01/2025
Some text some message..