Điểm mặt những ông trùm cá tầm lậu

Một ngày trung tuần tháng 7, nhận được điện thoại của một số máy lạ: “Nếu nhà báo muốn biết rõ hoạt động của dân buôn lậu cá tầm, những ai đang nắm giữ thị trường cá tầm lậu thì hãy gặp tôi”.

cơ sở tập kết cá tầm
Cơ sở tập kết cá tầm nhập lậu ở trong làng Phú Đô (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) đang “án binh bất động”.

Theo điều tra của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), hiện có khoảng 10 nhóm chuyên buôn lậu cá tầm từ biên giới phía bắc về Việt Nam với sự bảo kê, bao tiêu, bao tuyến của nhiều thế lực. Phóng viên đã cố gắng tìm hiểu và điểm mặt một số đầu nậu cá tầm lậu có “số má” nhất.

Án binh bất động

Một ngày trung tuần tháng 7, nhận được điện thoại của một số máy lạ, đầu dây bên kia một giọng nói ồm ồm phát ra: “Nếu nhà báo muốn biết rõ hoạt động của dân buôn lậu cá tầm, những ai đang nắm giữ thị trường cá tầm lậu thì hãy gặp tôi”.

Người chúng tôi gặp là Lê Đ. - tay trùm buôn lậu cá tầm có tiếng ở Móng Cái (Quảng Ninh). Trong khoảng 1 năm qua, các trùm buôn cá tầm ở Móng Cái lao đao, làm ăn lụn bại. Lê Đ. hậm hực, tất cả là tại các nhóm buôn của N.V.N và L.T.N có thế lực ở Hà Nội đang mưu đồ “triệt hạ” đội dân buôn ở Móng Cái để độc chiếm thị trường.

“Cách đơn giản nhất là chúng thông tin về các chuyến hàng từ Móng Cái về Hà Nội cho lực lượng chuyên ngành. Cứ thế các lô hàng cá tầm của chúng tôi lần lượt sa lưới. Đã có khoảng trên 20 chuyến hàng cá tầm lậu từ Móng Cái về Hà Nội bị bắt, thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng” – Đ. kể.

Trùm buôn lậu cá tầm ở Móng Cái gần như bị “cắt chân, cắt tay” và sa lầy trước khi tiến vào cửa ngõ thủ đô để tiêu thụ. Đường dây buôn lậu cá tầm của N.V.N và L.T.N hiện đang độc chiếm, chi phối thị trường trong nước. Tuy nhiên, hiện nay N.V.N cũng đang gặp rất nhiều khó khăn khi các nhóm khác đang tập trung “đánh” bằng cách gửi đơn thư tố cáo hoạt động đường dây của N, khiến ông trùm này phải gần như “án binh bất động”.

Lúc này ở Hà thành lại xuất hiện một gương mặt mới với kế hoạch “bao” toàn bộ nguồn cung hàng lậu cá tầm ở Móng Cái và thay thế toàn bộ các nhóm ở vùng biên của đất mỏ. Nhân vật mới nổi này tên là N.L. Đường dây của L có 2 “trạm trung chuyển” ở Hà Nội: Một là dốc Bệnh viện Phụ sản (đường Đê La Thành); hai là ở trong làng Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. Từ Hà Nội, số cá tầm sẽ được chuyển vào thị trường tiêu thụ chính là miền Nam qua Sân bay quốc tế Nội Bài.

Để tìm hiểu về N.L, tôi đã gặp lại Hương - một dân buôn lâu năm trong nghề. Nhắc đến N.L, Hương có vẻ ngần ngại và chỉ nói ngắn gọn: “Sau khi mấy lô hàng lớn bị bắt đợt vừa rồi, dây của N.L vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên do thời gian gần đây, tình hình quá nóng, các cơ quan chức năng tập trung lực lượng làm mạnh nên N.L phải nằm im”.

Tiếp cận cơ sở của N.L nằm trong làng Phú Đô, chúng tôi mới tin lời Hương nói. Cơ sở này im phăng phắc trong mấy ngày liền, cửa đóng then cài 24/24 giờ. Bề ngoài, đây là một nơi khá xập xệ với nhà cấp 4 mái tôn, cửa cũng làm bằng tôn nhìn rất sơ sài. Phía trong có một khoảng sân rộng chừng 30m2, có 1 xe tải nhỏ và vài xe máy chở hàng đang “đắp chiếu”, xung quanh sân có rất nhiều thùng xốp to nhỏ được chất ngổn ngang. Những người dân nơi đây cho hay, cách đây một thời gian ngắn, tại cơ sở của N.L, người và xe cộ vào ra xuất hàng, nhận hàng tấp nập cả đêm lẫn ngày.

Có “đỡ lưng” mới tồn tại

Trong nỗ lực “vẽ” nên một bức tranh về giới đầu nậu buôn lậu cá tầm, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu và có thêm thông tin về hai đường dây “khủng” khác ở Hà Nội thao túng, chi phối toàn bộ nguồn hàng cá tầm lậu khắp cả nước. Đó là đường dây của L.T.N – vốn là cán bộ một cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn Hà Nội.

Đường dây của ông trùm này từng bị công an kinh tế và quản lý thị trường bắt giữ nhiều lô cá tầm lậu tại Hà Đông, Sơn Tây (Hà Nội), thậm chí ở tận Yên Bái. Có điều khó hiểu là những lô hàng bị bắt giữ sau đó đều được “dàn xếp” ổn thỏa nhờ việc thu xếp được giấy tờ để “tẩy trắng” cá lậu nên L.T.N càng được thể lấn tới.

Thời gian qua, do cơ quan chức năng siết chặt quản lý nên không thể chuyển thẳng cá tầm từ biên giới về Hà Nội. Vì vậy, sau khi cá tầm qua trót lọt cửa khẩu Lào Cai, L.T.N chuyển luôn số hàng qua một huyện giáp Lào Cai (thuộc Lai Châu), ở đây có hộ nuôi cá tầm sẵn sàng lo giấy tờ hợp lệ cho số cá trên, sau đó mới chuyển về Hà Nội.

L.T.N được giới buôn lậu đánh giá rất cao, là một trong số ít các trùm buôn lậu cá tầm ở Hà Nội được cho là có “bảo kê” mạnh. Ở Hà Nội, L.T.N có hai đầu mối tập kết và phân phối hàng, một cơ sở ở gần chợ Yên Sở (cách chợ khoảng 500m) và một cơ sở cách đó không xa.

Hiện nay L.T.N bắt đầu mở một số điểm đổ cá tầm lậu ở Hải Phòng. Chính L.T.N là người trực tiếp giao hàng đến khu Chợ Sắt và một đầu mối khác ở phố Trần Nguyên Hãn (TP.Hải Phòng).

Một đường dây khác cũng có tiếng tăm ở Hà Nội, cầm đầu là N.V.N. Tiếng tăm của N.V.N vốn lừng lẫy ở quận Long Biên (Hà Nội). Dù tuổi đời còn rất trẻ, chỉ mới ngoài 30, nhưng cơ sở tập kết cá tầm lậu của N.V.N ở Long Biên không ai dám động đến, có được điều đó là bởi N.V.N là tay chơi đẹp và có mối quan hệ mật thiết với các “đối tác” – những người sẵn sàng đứng ra bảo kê cho N khi có chuyện.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lúc này ở Hà thành lại xuất hiện một gương mặt mới với có kế hoạch “bao” toàn bộ nguồn cung hàng lậu cá tầm ở Móng Cái và thay thế toàn bộ các nhóm ở vùng biên của đất mỏ. Nhân vật mới nổi này tên là N.L. Đường dây của L có 2 “trạm trung chuyển” ở Hà Nội.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 24/07/2013
Đình Thắng
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 00:18 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 00:18 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 00:18 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 00:18 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 00:18 23/11/2024
Some text some message..