Diễn đàn tôm Việt 2021: Giải pháp tháo gỡ khó khăn ngành tôm trong tình hình dịch bệnh COVID-19

Thông báo diễn đàn tôm Việt 2021 - online.

Diễn đàn với sự chủ trì và điều phối của Tổng cục thuỷ sản – Bộ NN&PTNT, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Sở NN&PTNT các tỉnh.
diễn đàn tôm Việt 2021

Bối cảnh

Theo thống kê, hàng năm ngành thủy sản đóng góp hơn 3% tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Thuỷ sản là một trong 5 ngành có giá trị xuất khẩu đứng đầu toàn quốc, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường 164 quốc gia trên thế giới, trong đó tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực, với tổng giá trị kim ngạch chiếm khoảng 45% giá trị kim ngạch toàn ngành thủy sản, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình. Bình quân tăng trưởng của nghề nuôi trồng - chế biến xuất khẩu tôm đạt 6,82%/năm... Năm 2020, nhờ thành công trong việc kiểm soát Covid-19 mà hoạt động sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các thị trường nguồn cung đối thủ, xuất khẩu tôm đạt 3,7 tỷ USD  (VASEP).

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của Covid -19 từ nửa đầu năm 2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước của Việt Nam gặp nhiều khó khăn tồn tại nguy cơ đổ gãy chuỗi sản xuất và cung ứng tôm. Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu - ba địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước. Tính đến nay, do diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao. Hoạt động nuôi tôm của các trang trại theo đó cũng gặp nhiều khó khăn do i) thiếu người thu mua tôm; ii) giá tôm giảm sâu; iii) khó khăn trong mua thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học và vật tư trong nuôi tôm… Các chuyên gia kinh tế và nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường nhưng nếu các địa phương mau chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh vào cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9 để phục hồi sản xuất thì vẫn còn cơ hội, giá tôm tăng trở lại, nhưng muộn hơn thì coi như cơ hội năm nay trôi qua. 

Nhằm nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp ổn định sản xuất, nắm bắt các cơ hội thị trường, đặc biệt khắc phục hậu quả do Covid -19 gây ra, Tổng cục thuỷ sản phối hợp với Trung tâm ICAFIS – Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Dự án “Tăng cường bình đẳng giới và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm ở Đông Nam Á – Graisea 2, tổ chức “DIỄN ĐÀN TÔM VIỆT 2021 -ONLINE - GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN NGÀNH TÔM TRONG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID 19”

Thời gian: Từ 8h00 – 12h00 ngày 1/9/2021 (sáng thứ 4)

Hình thức: TRỰC TUYẾN – ONLINE

Link tham gia: XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI BAN THƯ KÝ ĐỂ ĐĂNG KÝ NHẬN LINK (số điện thoại/ zalo). Links sẽ có trước 1,5 ngày diễn ra Diễn đàn. 

Mục đích

- Chia sẻ những khó khăn, thách thức mà ngành tôm Việt Nam đang đối mặt trong tình hình Covid -19 năm 2021

- Gấp rút tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành tôm trong tình hình dịch bệnh Covid 19

Thành phần: 900-1000 đại biểu

Diễn đàn với sự chủ trì và điều phối của Tổng cục thuỷ sản – Bộ NN&PTNT, Hội nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Sở NN&PTNT các tỉnh, Chi cục thuỷ sản các tỉnh, Trung tâm khuyên nông, Các Hiệp hội thuỷ sản – tôm, Các công ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản, Các công ty cung ứng đầu vào (tôm giống, thức ăn, vi sinh…), người nuôi tôm tại ĐBSCL và tại Việt Nam, các trường viện nghiên cứu, NGO và nhà mua hàng….

Để biết thêm thông tin và đăng ký tham dự xin liên hệ:

Ông Đinh Xuân Lập – Phó giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS)

Điện thoại: 0985.024.307    Email: [email protected]

Thư ký diễn đàn:

Do tổ chức trực tuyến nên Ban tổ chức sẽ không thể điều phối và thu thập đủ các chia sẻ, phản hồi góp ý của các vị đại biểu nên các thông tin chia sẻ trước và sau Diễn đàn xin gửi về Ban thư ký, bao gồm:

1) Ông Nguyễn Thế Diễn – Cán bộ ICAFIS

Email: [email protected]  Điện thoại: +84-974700003

2) Bà Nguyễn Thị Ngọc Trang – Cán bộ ICAFIS

Email: [email protected]   Điện thoại: +84-935904162

3) Bà Nguyễn Thị Lý – Cán bộ ICAFIS

Email: [email protected]  - Điện thoại: +84-981548605

4) Ông Nguyễn Văn Hữu – Chuyên viên Vụ Nôi trồng thuỷ sản; Tổng cục Thuỷ sản

Email: [email protected]; Điện thoại: +84-988 927 917

Đăng ngày 30/08/2021
ICAFIS
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:00 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 09:36 19/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 13:28 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:28 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 13:28 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 13:28 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 13:28 20/12/2024
Some text some message..