Điển hình nuôi cá chiên trên hồ thủy điện

Tại Lễ tổng kết, trao giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lai Châu lần thứ III năm 2018, trong số 12 giải được trao, chúng tôi ấn tượng khá đặc biệt với giải 3 về giải pháp kỹ thuật nuôi cá chiên trong lồng bè tại hồ Thủy điện Sơn La tại bản Huổi Só, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ của tác giả Phạm Văn Tuyển (Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại nông nghiệp Tây Bắc).

Điển hình nuôi cá chiên trên hồ thủy điện
Công nhân Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại nông nghiệp Tây Bắc kiểm tra lồng nuôi cá chiên.

Chia sẻ ý tưởng thực hiện giải pháp, anh Tuyển cho biết: Cá chiên là giống cá đặc sản của sông Đà, trước khi có hồ Thủy điện Sơn La, cá chiên rất phổ biến ở  Nậm Mạ và Mường Lay (tỉnh Điện Biên), dọc theo sông Đà đến huyện Mường Tè. Sau khi có hồ Thủy điện Sơn La và Lai Châu, giống cá này không còn phổ biến và số lượng ngày càng ít. Trong khi đó, giá trị kinh tế của cá chiên cao, nhu cầu thị trường lớn và việc nuôi thuần dưỡng cá chiên đã được nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình thực hiện thành công trong các lồng bè trên lòng hồ Thủy điện Hòa Bình, Thác Bà. Tuy nhiên, tại Lai Châu chưa có mô hình nào mà chủ yếu tập trung vào một số giống cá dễ nuôi như tầm, lăng, chép...

Mặc dù tiềm năng đầu ra lớn nhưng kỹ thuật nuôi cá chiên tương đối khó, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường, nguồn giống, chế độ chăm sóc. Sau khi học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương ở tỉnh Hòa Bình, anh Tuyển mạnh dạn đề xuất với Công ty và trực tiếp triển khai thực hiện mô hình tại xã Nậm Mạ. Bản Huổi Sỏ được anh lựa chọn neo lồng bởi đây là ngã ba hợp lưu của sông Đà và sông Nậm Mạ, đảm bảo về độ sâu, tốc độ dòng chảy, môi trường nước, nhiệt độ... Quan trọng là thuận lợi về giao thông để cung cấp con giống, thức ăn, thu hoạch, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Lồng nuôi đảm bảo khung bằng thép phi 34, mạ kẽm chống rỉ; phao nâng lồng là thùng nhựa 200 lít, mỗi lồng từ 4 - 6 phao; lưới lồng là cước sợi polyetylen dệt không co rút.

Nguồn con giống được lựa chọn, thu gom từ tự nhiên do người dân đánh bắt và mua tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (tỉnh Bắc Ninh). Anh Tiến bắt đầu nuôi từ tháng 4 khi nhiệt độ môi trường lên cao. Thức ăn đều là cá tươi băm nhỏ. Hàng ngày phải kiểm tra sàng ăn và hàng tháng kiểm tra trọng lượng cá để điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Theo anh Tiến, công tác quản lý lồng nuôi là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cá sinh trưởng tốt. Do vậy, cán bộ kỹ thuật của Công ty thường xuyên quan sát hoạt động của cá, tình hình sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường khác. Mỗi tuần vệ sinh lồng 1 lần, dùng bàn chải nhựa cọ sạch cạnh bên lồng lưới; nếu phát hiện các vết rạn, nứt phải kịp thời khắc phục. Trong mùa mưa, kiểm tra dây neo, di chuyển lồng vào vị trí an toàn nếu có bão, lũ.

Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, sau 12 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt 1 - 1,5kg/con; sau 2 năm cá thương phẩm đạt 2,5-3,5kg/con. Với 24 lồng nuôi diện tích 1.512m2, số vốn đầu tư 4,5 tỷ đồng; giá bán 450.000 đồng/kg, sản lượng Công ty thu về trên 10 tấn cá, trừ chi phí lãi từ 80 - 100 triệu đồng. Hiện, sản phẩm cá chiên được cung cấp cho các chuỗi siêu thị, nhà hàng cao cấp tại Hà Nội.

Anh Tiến cho biết thêm, là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu thực hiện thành công mô hình nuôi cá chiên trên hồ Thủy điện Sơn La với lợi nhuận kinh tế cao, qua thực hiện tôi nhận thấy kỹ thuật nuôi cá Chiên của Công ty có thể áp dụng được cho tất cả các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Và, tốt nhất vẫn nên chọn nuôi trên dòng chính của sông Đà ở lòng hồ Thủy điện Sơn La vì có dòng chảy quanh năm. Chúng tôi cũng mong muốn, thời gian tới, không chỉ các doanh nghiệp mà sẽ có nhiều hộ dân sở tại mạnh dạn đầu tư mô hình này. Công ty sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nếu bà con có nhu cầu. Để từ đó, có nhiều hơn sản phẩm cá chiên được nuôi trồng trên quê hương Lai Châu cung ứng ra thị trường cả nước.

Báo Lai Châu
Đăng ngày 09/01/2019
Hoàng Nam
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 04:00 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 04:00 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 04:00 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 04:00 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 04:00 17/02/2025
Some text some message..