Diệp hạ châu trong nuôi tôm

Vấn đề kháng kháng sinh đang là quan tâm hàng đầu của người nuôi tôm, để hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu thêm những giải pháp thay thế kháng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm trong đó có diệp hạ châu.

Sử dụng diệp hạ châu trong nuôi tôm
Diệp hạ châu, một loài chế phẩm phổ biến ở Việt Nam

Hoạt chất có trong diệp hạ châu:

Diệp hạ châu hay còn gọi là cây chó đẻ. Diệp hạ châu thuộc họ Thầu dầu, có 3 loài cây gần giống nhau là diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.& Thonn), diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và một loại diệp hạ châu nữa là Phyllanthus sp. Nhưng Diệp hạ châu đắng là loài có dược tính mạnh nhất và chứa nhiều hoạt chất quan trọng có ích trong việc điều trị bệnh cho người và cả động vật.

Theo các nghiên cứu, Trong diệp hạ châu có chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính giúp kháng viêm, chống ung thư, bảo vệ gan… như: Flavonoids (isovitexin, phyllanthusiin, rutin, quercetin...).Các phức chất phennol ( phyllanthin, amariin, repandusinic acid và phyllanthin D). Các nirtetralin, phyltetralin, niranthin; các acid hữu cơ (ascorbic geraniinic, acid amariinic và các loại acid khác); Trong diệp hạ châu đắng cũng chứa sterol như amarosterol-A, amarosterol-B… hay các acid béo bay hơi (linalool, phyltol…).

Ứng dụng trong phòng trị bệnh thủy sản

Trong nuôi tôm, đã có một số hộ nuôi cũng đã sử dụng cây diệp hạ minh châu đun nước cô đặc để trộn vào thức ăn cho tôm ăn phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng. Một số sản phẩm diệp hạ châu cũng được đưa vào sản xuất thương mại.

Tác dụng diệp hạ châu:

Theo Lý Thị Thanh Loan và cộng sự, năm 2010, sử dụng chiết xuất từ cây diệp hạ châu với lượng 100 mg/kg trọng lượng tôm chống lại virus đốm trắng, sau thí nghiệm tôm sống sót với tỷ lệ lên tới 96,67%. Cũng theo Lý Thị Thanh Loan (2011), diệp hạ châu có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh đục thân trên tôm càng xanh là MrNV (Macrobrachium rosenbergii nodavirus) và XSV (Extra small virus).

Năm  2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tiến hành sản xuất thử nghiệm và đưa sản phẩm vào ứng dụng trong nuôi tôm sú là sản phẩm chiết xuất từ cây diệp hạ châu, góp phần giảm thiểu bệnh do virus đốm trắng gây ra. Bước đầu cho phép ghi nhận sản phẩm diệp hạ châu với liều lượng 8 g/kg thức ăn/ngày trong điều kiện thí nghiệm cho tỷ lệ sống (Relative percent survival - RPS) là 73,33% sau cảm nhiễm và ngoài ao nuôi có tác dụng phòng bệnh do virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) gây ra trên tôm sú trong chu kỳ nuôi 4 tháng.

Sử dụng thảo dược diệp hạ châu vào ấp nở Artemiatrộn vào thức ăn chế biến để phòng bệnh đục cơ là 7 ngày dùng và 7 ngày ngưng trong suốt chu kỳ ương.

Diệp hạ châu không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng tôm nuôi . Các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện tác dụng phụ hay độc tính của diệp hạ châu. Có thể nói, diệp hạ châu là một thảo dược an toàn, dễ kiếm và phổ biến tại nước ta.Vì vậy người nuôi tôm có thể tìm hiểu, sử dụng các sản phẩm dùng trong nuôi tôm với chiết xuất từ diệp hạ châu để phòng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi nhằm hạn chế sự xuất hiện, lây lan dịch bệnh này. Đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tổng Hợp
Đăng ngày 27/04/2017
LỆ THỦY
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 20:19 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 20:19 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 20:19 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 20:19 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 20:19 10/01/2025
Some text some message..