Diệt khuẩn xử lý ao bệnh

Trong suốt giai đoạn nuôi, các loại vi khuẩn luôn trong trạng thái sẵn sàng tấn công vào ao, gây ảnh hưởng cho tôm rất nghiêm trọng. Khi tôm bị nhiễm khuẩn, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu để người nuôi có thể nhận biết mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Vậy diệt khuẩn xử lý ao bệnh sẽ diễn ra như thế nào?

Ao tôm
Diệt khuẩn trước khi thả giống và định kỳ. Ảnh: Tép Bạc

Điểm danh một số dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm khuẩn

Tôm bị nhiễm khuẩn là tình trạng tôm bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng tôm bị nhiễm khuẩn, bà con có thể tham khảo các dấu hiệu sau:

Biểu hiện bên ngoài con tôm

- Thân tôm chuyển sang màu hơi xanh 

- Thân tôm chuyển sang màu đỏ toàn thân hay từng phần phụ 

- Vỏ tôm bị mềm 

- Tôm chuyển sang màu xanh lục và có hiện tượng nhầy nhụa trên thân tôm 

- Thân tôm đột nhiên chuyển sang màu sắc trắng đục 

- Bên trong đầu tôm có dấu hiệu hơi vàng và có mùi hôi khi ngắt bỏ đầu 

- Trên vỏ tôm xuất hiện nhiều đốm trắng 

- Trên vỏ tôm xuất hiện những đốm đen 

Biểu hiện bên trong cơ thể tôm

- Mang tôm xuất hiện màu đen hay màu nâu 

- Mang tôm có nhiều sợi nấm 

- Mang tôm chuyển đổi sang màu xanh lục 

- Ruột tôm bị rỗng không chứa được thức ăn 

Tình trạng ao nuôi

Ngoài những dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn đã kể trên, bà con có thể quan sát tình trạng ao nuôi sẽ thấy các dấu hiệu sau:

- Tôm nổi đầu, bắt mồi kép hoặc tấp mé bờ

- Thức ăn tồn đọng trong ao nuôi một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc tôm bị nhiễm khuẩn. 

Nhá tômKiểm tra tôm thường xuyên để nhận biết các dấu hiệu tôm nhiễm khuẩn. Ảnh: Tép Bạc

Diệt khuẩn cho ao tôm

Sử dụng BKC (Benzalkonium Chloride) 

BKC dễ dàng đi vào và phá hủy màng tế bào, hạn chế các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn. Bên cạnh đó còn có khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật đơn bào, nấm mốc và khống chế sự phát triển của tảo trong ao tôm.

Tuy nhiên, BKC có những hạn chế như gây khó chịu cho người sử dụng: mùi nồng, cay mắt – nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp, phải có đồ bảo hộ như bao tay, khẩu trang, mắt kính,… khi sử dụng. BKC sử dụng quá liều dễ gây tồn dư trong tôm và làm giảm giá trị của tôm. Vì vậy trước khi thu hoạch cần ngưng sử dụng BKC 30 ngày.

Khi sử dụng BKC cần lưu ý Không sử dụng trực tiếp mà phải pha loãng BKC rồi tạt đều thuốc lên bề mặt ao tôm. Không dùng chung với hợp chất hữu cơ (xà phòng), chất tẩy rửa. Hoạt tính tăng khi kết hợp với formalin.

Nước có độ đục, độ cứng cao sẽ giảm tác dụng của BKC. Đeo bảo hộ lao động khi sử dụng: kính, bao tay, khẩu trang... Giai đoạn mới thả tôm, tôm dưới 15 ngày không nên sử dụng BKC vì tôm giai đoạn này rất nhạy cảm với các loại thuốc diệt khuẩn mạnh.

Sử dụng phèn xanh (CuSO4.5H2O)

Phèn xanh có công dụng diệt tảo và làm trong nước. Ngoài ra nó còn có khả năng diệt khuẩn và ký sinh trùng trên tôm, cá,… Đồng sunfat có kết tinh màu xanh dương, không mùi và rất dễ tan vào nước.

Hạn chế khi sử dụng phèn xanh chính là khi sử dụng với liều cao có thể gây độc, phản tác dụng làm tôm chậm lớn.

Nếu nước ao có độ kiềm cao sẽ kết hợp với kiềm (CO32-,HCO3-, OH-) làm kết tủa và mất tác dụng của thuốc.

Tôm thẻSử dụng hóa chất nên cần cẩn trọng về liều dùng. Ảnh: dinhphong.com.vn

Tỷ lệ phèn xanh tính bằng mg/l và không nên vượt quá 0.01 tổng độ kiềm. Không sử dụng khi thời tiết âm u, trời mưa. Không được tháo nước trong ao sau khi xử lý Đồng Sunfat trước 72h vì xả nước ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài ao.

Sử dụng Clorine 

Chlorine là thành phần trong các hợp chất phổ biến trên thị trường hiện nay như hypochlorite canxi (Ca(OCl)2) – dạng chlorine khan và hypochlorite natri (NaOCl) – dạng dung dịch. Các hóa chất Chlorine có thể tan trong nước và phản ứng Oxy hóa có tác dụng diệt khuẩn cực mạnh.

Vì Clo có tính diệt khuẩn cao nên chỉ sử dụng trong khâu xử lý nước ao lắng để đảm bảo nguồn nước cung cấp cho ao tôm được sạch khuẩn, ngoài ra có thể diệt cả khuẩn Vibrio harveyi gây phát sáng trên tôm.

Để nhận biết Chlorine có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng Chlorine nước sẽ càng trong hơn sau xử lý. Trường hợp nước sau xử lý Chlorine nước bị đục đỏ thì nên xem lại quy trình xử lý và hàm lượng hữu cơ trong nước.

Clorine có thể giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8. Không có tác dụng với bào tử vi khuẩn và virus. Không nên lạm dụng Chlorine trong diệt khuẩn vì khi diệt nhiều đáy ao tồn đọng Clo khó gây màu nước ảnh hưởng vụ nuôi.

Lưu ý, chỉ nên được sử dụng để xử lý nước trước khi cấp vào đầu vụ nuôi. Sau khi dùng Chlorine xử lý nước ao nên để ao 1-2 ngày cho bay hơi hết Clo rồi mới sử dụng. Sau khi dùng Clo diệt khuẩn 48 giờ cần cấy lại vi sinh có lợi cho ao. Không nên bón vôi trước khi diệt khuẩn bằng Chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng.

Sử dụng Hydrogen peroxide (H2O2)

Sử dụng Hydrogen peroxide (H2O2) có công dụng cung cấp oxy, xử lý ký sinh trùng, diệt khuẩn, kiểm soát tảo ao tôm.

H2O2 có hạn chế như Không nên sử dụng H2O2 khi môi trường có pH lớn hơn 8,3. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây độc cho tôm.

Khi sử dụng trực tiếp vào ao nuôi nên sử dụng với liều lượng diệt tảo thường dùng là 0,1-0,5 mg/l, tùy theo nhiệt độ nước và mật độ tảo trong ao mà lựa chọn liều lượng cho phù hợp. Chỉ sử dụng trong nước có độ cứng và độ kiềm thấp. Tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt.

Sử dụng Iodine

Iodine đây là chất diệt khuẩn có thể diệt được vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong ao nuôi. Diệt khuẩn bằng phá vỡ cấu trúc protein trong tế bào.

Hạn chế của iodine là chỉ hoạt động tốt ở pH thấp (<7). Bị giảm tác dụng khi nước nhiều hữu cơ, chất khử (Fe2+, Mn2+).

Khi sử dụng iodine, nhiệt độ và pH cao sẽ ảnh hưởng tới tôm nuôi và mất tác dụng nhanh chóng.

Khi phát hiện tôm bị nhiễm khuẩn, người nuôi cần xác định rõ nguyên nhân bằng cách đem đến các phòng xét nghiệm để kiểm tra. Sau đó lựa chọn và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp cho ao nuôi. Phải luôn lưu ý rằng, các loại hóa chất nếu sử dụng không đúng liều lượng, đúng cách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tôm.

Đăng ngày 08/01/2024
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 00:57 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 00:57 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 00:57 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 00:57 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 00:57 15/11/2024
Some text some message..