Diệt tảo mà không hại đến tôm?

Tảo chính là một trong những thành phần không thể thiếu để cung cấp nguồn dinh dưỡng, oxy hòa tan trong ao nuôi và cung cấp dưỡng chất cho vật nuôi.

Vớt tảo
Dùng vợt để vớt tảo tuy tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả thấp

Tuy nhiên nếu ao nuôi có xuất hiện tảo độc hoặc có mật độ tảo dày đặc, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tôm. Vì vậy, người nuôi nên có các biện pháp xử lý tảo an toàn cho tôm là điều rất cần thiết.

Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo Lam, tảo Giáp, tảo Mắt…đặc điểm chung của các loại tảo này là thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.

Nhóm tảo có lợi

Tảo lục

Đây là tảo có lợi cho ao nuôi tôm, giúp tạo màu nước, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn Vibrio.

Tảo lục có kích cỡ nhỏ, không gây mùi cho tôm. Nếu tảo lục có nhiều trong ao nuôi thì trong ao sẽ có màu nước màu xanh nhạt.

Tảo khuê

Tảo khuê còn được gọi là tảo silic hoặc tảo cát, đây là một nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao và nguồn thức ăn rất tốt cho tôm.

Tảo khuê chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ khiến nước có màu vàng nâu hay vàng lục.

Tuy nhiên nếu hàm lượng tảo khuê nhiều thì sẽ vướng vào mang tôm, gây cản trở hô hấp cho tôm.

Nhóm tảo có hại (tảo độc)

Tảo lam

Tảo lam là tên gọi nhóm thực vật hình thành bởi nguồn nước tù đọng, thừa các chất dinh dưỡng. Chúng mang đến khả năng quang hợp nhưng khả năng phát triển chậm nên lúc hình thành, khó có thể dùng mắt thường để có thể kiểm tra. Sau khi sinh sôi và nảy nở cũng như phát triển ở trên diện rộng, nước ở trong ao chuyển sang màu xanh lam, có mùi.

Tảo mắt

Tảo mắt phát triển ở những vùng nước bị phú dưỡng hóa, có nghĩa là có hàm lượng Nitơ và Phốtpho trong nước cao. Loài tảo này phát triển rất nhanh trong môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Môi trường nước càng bị ô nhiễm, tảo mắt phát triển càng nhanh, chúng di chuyển nhanh do đặc điểm là có lông roi trên đầu và mắt có có điểm màu đỏ.

TảoTảo độc gây ảnh hưởng cho tôm khi chúng ăn phải

Tảo giáp

Tảo giáp là một trong những loài tảo độc, chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào, hình sợi, có roi. Tảo giáp di chuyển rất nhanh nhờ hệ thống tiên mao xung quanh cơ thể chúng.

Diệt tảo an toàn

Khi lượng tảo phát triển với mật độ quá dày hoặc có tồn tại các loài tảo độc gây hại, người nuôi cần tiến hành diệt tảo. Nhưng nếu ao nuôi đang có tôm, vậy cần phải lựa chọn biện pháp an toàn tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.

Chế phẩm sinh học (vi sinh) là một trong những cách diệt tảo xanh ao nuôi tôm được các chuyên gia khuyên nên áp dụng hiện nay nhất. Theo đó, đây chính là cách diệt tảo xanh ao nuôi tôm đảm bảo an toàn nhất mà không làm ảnh hưởng đến tôm cá, đặc biệt khỏi tốn vi sinh để xử lý lại sau khi tảo chết.

Cắt tảo xanh trong ao nuôi tôm bằng hợp chất đồng

Tiến hành cắt tảo xanh trong ao tôm, áp dụng tính chất của muối đồng sunfate làm ức chế quá trình quang hợp của tảo và hạn chế tảo phát triển. Sử dụng hợp chất đồng ban đầu (ao nước cũ, nhiều dinh dưỡng) trước khi thả tôm cá là một trong những cách được áp dụng nhiều giúp cách diệt tảo nhanh nhất, dễ dàng và khoa học nhất.

Tôm thẻTạo môi trường ổn định cho tôm sinh trưởng là yếu tố cần thiết

Nếu áp dụng cách xử lý tảo xanh này với ao nuôi có độ pH và kiềm tương đối ổn định, nếu chỉ số này thấp, ion Cu2+ này sẽ tồn tại lâu gây độc với cả tôm, cá được thả trong ao. Vì vậy, bạn cần kiểm soát pH và kiềm trước khi thực hiện cách này.

Khi phát hiện tảo xanh, cần kiểm tra hệ đệm (bicacbonat) của môi trường nước, chỉ số này cao thì bạn nên thay khoảng 30% nước để giảm tảo. Khi kiểm tra thấy hệ đệm thấp, bạn nên tiến hành ngâm vôi nung hoặc vôi đá khoảng 12 giờ sau đó tạt đều quanh ao vào buổi tối (trong khoảng 9h-2h đêm) với lượng thích hợp, khoảng 30kg/1000m3

Thực hiện cắt tảo bằng vôi liên tục trong 2 ngày để có kết quả tốt nhất, đây chính là cách diệt tảo xanh ao nuôi tôm cá được lựa chọn và áp dụng nhiều. Sau khi áp dụng cách này, cần bổ sung vi sinh vật có lợi, đặc biệt là vitamin C để tôm không bị ảnh hưởng, thiếu dưỡng chất.

Lựa chọn biện pháp thích hợp để diệt tảo nhưng vẫn phải chú ý đến sức khỏe tôm. Tránh làm tôm bị sốc, hoặc ngộ độc cho tôm.

Đăng ngày 27/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 16:08 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 16:08 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 16:08 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:08 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 16:08 26/12/2024
Some text some message..