Điêu đứng vì cá sấu rớt giá

Từng là vật nuôi hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân, nhưng gần đây giá xuống thấp lại không tiêu thụ được, cá sấu đang làm nhiều nông dân ở Cà Mau điêu đứng.

nuôi cá sấu
Cá sấu giảm giá lại không có người mua đang làm nông dân Cà Mau điêu đứng.

Hệ lụy khi chạy theo phong trào

Những ngày đầu năm 2021, chúng tôi về huyện U Minh, một trong những nơi có số hộ nuôi cá sấu nhiều trong tỉnh Cà Mau. Tại đây, từng có thời điểm nhiều hộ nuôi cá sấu “râm ran” bàn chuyện lập tổ, hội nghề nuôi để thuận tiện trong quản lý, đăng ký và mua bán sản phẩm. Ông Ðỗ Minh Chong, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn U Minh, cho biết: “Trước đây, khi cá sấu có giá, nhiều người xây chuồng nuôi, thị trấn cũng khuyến khích việc nuôi này do tận dụng được nguồn cá phi từ vuông tôm. Nào ngờ, cá sấu bây giờ làm người nuôi gặp rất nhiều khó khăn nên bà con bắt đầu hạn chế tái đàn và địa phương cũng không khuyến khích phát triển mô hình này”.

Bà Ðỗ Thị Thạch, ở ấp 17 xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, kể: “Trước đây, gia đình tôi nuôi tôm, trồng cây ăn trái, nuôi cá, gia súc… cuộc sống không đến nỗi nào. Khi thấy người ta nuôi cá sấu chi phí thấp mà lời nhiều nên tôi làm theo. Vụ đầu hơn 15 tháng, giá cá sấu thương phẩm mỗi ký hơn trăm ngàn đồng trong khi thương lái tìm mua liên tục nên tôi tăng số lượng nuôi cho vụ thứ 2 với suy tính mức lời hấp dẫn hơn nuôi gia súc, gia cầm. Thế nhưng, từ đầu năm 2020 đến nay, giá cá sấu giảm mà tìm lái bán cũng khó khăn”.

Không chỉ có U Minh, huyện Thới Bình cũng là địa phương có tổng đàn cá sấu nuôi thương phẩm hơn 100.000 con và người nuôi cũng đang gặp tình trạng khó khăn trong tiêu thụ. Việc này cho thấy hậu quả của tình trạng tự phát trong định hướng cây trồng, vật nuôi, thiếu sự liên kết để ổn định đầu ra. Ðiển hình như trước đây, mô hình nuôi trăn cũng phát triển rầm rộ ở Cà Mau, lợi nhuận chỉ bước đầu nhưng khó khăn thì dai dẳng.

Càng kéo dài càng lỗ

Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích - ông Lê Trung Kiên, trên địa bàn xã có 147 hộ nuôi cá sấu với tổng đàn trên 15.000 con, trong đó nuôi nhiều nhất là hộ bà Thạch với hơn 670 con. “Chưa bao giờ giá cá sấu thương phẩm giảm mạnh và kéo dài như năm qua. Ðầu năm 2020, giá bán khoảng 100.000 đồng/kg thì giờ chỉ còn khoảng 35.000 đồng/kg. Giá thấp lại không có thương lái thu mua nên người nuôi phải duy trì, lại tốn thêm chi phí thức ăn để dưỡng cá chờ tiêu thụ” - ông Kiên nói.

Theo bà con nông dân tại Cà Mau, cá sấu khoảng 4-5 ngày cho ăn 1 lần, cá càng lớn ăn càng nhiều, nếu hộ nuôi khoảng 70 con thì chi phí mỗi lần mua thức ăn cho cá khoảng 500.000 đồng. Vì vậy, nếu đến lứa không bán được, cứ kéo dài thời gian nuôi thì người nuôi coi như trắng tay. Một số nơi người nuôi đã rao bán mỗi con cá sấu trọng lượng từ 20-25kg với giá 600.000-700.000 đồng để tiêu thụ nội địa với hy vọng “gỡ” lại chi phí đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn… Tuy nhiên, cách làm này cũng gặp khó vì cá sấu không phải là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày nên rất ít người mua. Bà Thạch chua chát nói: “Khi có lời nhiều cứ nghĩ nó hơn gia súc, gia cầm nhưng bây giờ mới thấy nuôi heo tuy lo ngại dịch bệnh, giá thấp bấp bênh… nhưng cũng còn có người mua. Còn cá sấu, thương lái không mua là chịu, có làm thịt đãi khách cũng ít người ăn”.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 570 cơ sở, hộ gia đình tham gia gây nuôi động vật hoang dã với số lượng trên 64.000 cá thể. Trong đó có 185 cơ sở nuôi cá sấu nước ngọt đã được Chi cục Kiểm lâm cấp giấy chứng nhận đăng ký với 41.861 cá thể. Cá sấu có thời điểm là nguồn tăng thu nhập cho người dân địa phương bởi đây là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, có thể tận dụng thức ăn có sẵn trong vuông tôm nên lời cao hơn so với nuôi gia súc, gia cầm… Vì vậy, ngoài tổng đàn như trên, trong thực tế còn có không ít cá sấu được người dân nuôi tự phát, không đăng ký mà ngành chức năng chưa thống kê được.

Ông Ðỗ Minh Chong cho rằng, bài học từ việc nuôi động vật ngoại lai làm hại đồng ruộng đến nuôi trăn, cá sấu ồ ạt rồi bị bế tắc đầu ra như hiện nay một lần nữa cảnh tỉnh nhà nông. Nếu không có sự kiểm soát, quản lý và nhất là liên kết để ổn định thị trường tiêu thụ thì việc chạy theo phong trào sẽ khiến cho nông dân thêm điêu đứng.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 13/01/2021
Chấn Phong
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 20:37 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 20:37 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 20:37 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 20:37 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 20:37 07/11/2024
Some text some message..