Dinh dưỡng tự nhiên cho tôm nhờ… rơm

Trong những năm gần đây, việc thay nước ao nuôi liên tục để loại bỏ amoniac và nitrit dẫn đến sự gia tăng đáng kể chất dinh dưỡng, sinh khối thực vật phù du, chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng gây ra hiện tượng phú dưỡng nghiêm trọng và các điều kiện yếm khí khác trong môi trường nước.

nuôi tôm biofloc
Hệt hống biofloc nuôi tôm

Một số kỹ thuật mới và hiệu quả đã được áp dụng trong xử lý nước thải ví dụ như sử dụng màng lọc, tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tắc nghẽn màng lọc nghiêm trọng là một vấn đề không thể tránh khỏi, cản trở hiệu quả lọc, tăng chi phí vận hành làm suy yếu ứng dụng của nó. Do đó, việc áp dụng các phương pháp tiếp cận thay thế mới hướng tới công nghệ bền vững và thân thiện với môi trường để tăng cường loại bỏ chất ô nhiễm nhằm đảm bảo chất lượng nước cho sản xuất cao hơn trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản là cần thiết.

Công nghệ Bioflocs (BFT) là một kỹ thuật thân thiện với môi trường, trong đó các hạt sinh học được hình thành tự nhiên từ các hạt hữu cơ lơ lửng hoặc tập hợp các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn có lợi, nấm, tảo, động vật phù du và động vật nguyên sinh được tổ chức lại với nhau để cải thiện chất lượng nước, xử lý chất thải và phòng chống dịch bệnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh.

Nguyên tắc cơ bản của công nghệ Bioflocs là tạo ra chu trình nitơ trong hệ thống nuôi trồng thủy sản bằng cách tăng cường sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng. Quần thể vi khuẩn này chuyển đổi các chất nitơ vô cơ thành các chất hữu cơ sinh học có thể sử dụng được. Ngoài ra, cần nhiều thời gian hơn để xây dựng một hệ thống sinh học với hiệu quả loại bỏ chất dinh dưỡng ổn định, vì vậy, công nghệ Bioflocs đôi khi phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật đối với việc ứng dụng trong thực tiễn. 

Rơm ủ (rơm rạ, lúa mạch hoặc lúa mì) là thức ăn chăn nuôi thân thiện với môi trường có chức năng như một nguồn carbon (cellulose, hemicelluloses, lignin) và chất nền cho vi sinh vật. Tuy nhiên, hiện nay không có nhiều thông tin về ứng dụng sự hình thành vật liệu sinh học dựa trên rơm rạ trong nuôi tôm. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá tính khả thi khi ứng dụng công nghệ nuôi tôm sinh học (bioflocs) trên giá thể rơm rạ với kích thước lần lượt là 40 μm, 80 μm và 120 μm trong vòng 30 ngày. Chất lượng tôm được xác định bằng cách đo chiều dài, trọng lượng, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đồng thời tiến hành đánh giá các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước và sự hình thành vật liệu sinh học. 


Mỗi năm Việt Nam đốt lãng phí trên 20 triệu tấn rơm rạ, chiếm khoảng 60%. Việc làm này không chỉ lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, cản trở giao thông…

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ sống của tôm đều đạt trên 90% trong các nghiệm thức. Tỷ lệ sống thấp nhất và cao nhất được quan sát thấy ở nhóm đối chứng và 40 μm lần lượt là 83% và 93%. Bên cạnh đó, việc sử dụng giá thể rơm đã kích thích tôm tăng trưởng đáng kể so với nhóm đối chứng đồng thời thúc đẩy quá trình loại bỏ amoni (71,60%) và nitrit (77,78%) đạt kết quả tốt nhất khi rơm có kích thước 40 μm. Hơn nữa, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) đã được cải thiện đạt 0,68 so với đối chứng là 2,28. Ngoài ra, giá thể rơm còn giúp nâng cao thành phần và sự đa dạng của quần thể vi sinh vật.

Trong các hệ thống sinh học, kích thước hạt hữu cơ ở trạng thái ổn định là cần thiết vì chất lượng thức ăn cho các loài nuôi trồng thủy sản khác nhau phụ thuộc một phần vào kích thước. Ở cùng trọng lượng, kích thước nhỏ hơn của chất nền luôn có tỷ lệ thể tích bề mặt cao hơn và có thể cung cấp diện tích bề mặt rộng hơn để vi khuẩn bám vào. Trong nghiên cứu này, nồng độ biofloc giảm khi kích thước rơm tăng lên. Những khác biệt này có thể là do tôm và ảnh hưởng dòng chảy từ sục khí. Tôm có thể tiêu thụ giá thể rơm kích thước nhỏ, trong khi dòng chảy có thể ngăn chặn sự hình thành màng sinh học của cộng đồng vi sinh vật cũng như kích thích hoạt động của vi sinh vật để phân hủy rơm rạ. 

Nhìn chung, nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của việc sử dụng giá thể rơm rạ trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản như một chất bổ sung dinh dưỡng tự nhiên để tăng cường sự phát triển của tôm, kiểm soát chất lượng nước, nâng cao năng suất tăng trưởng và tỷ lệ sống.

Nguồn: Felix Gyawu Addo et at. The impacts of straw substrate on biofloc formation, bacterial community and nutrient removal in shrimp ponds, Pubmed, Bioresour Technol, 19/01/2021
Đăng ngày 11/11/2021
Uyên Đào
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:33 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:33 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 03:33 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:33 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:33 23/11/2024
Some text some message..