Đìu hiu làng đóng thuyền

Mùa này biển động, cũng là khi ngư dân tính chuyện đầu tư đóng mới tàu cá, nhưng trên bãi đà đóng thuyền Tam Phú (thôn Tân Phú, X.Tam Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) vẫn đìu hiu chờ đơn hàng.

dong tau
Ông Trần Ngọc Văn luôn nghĩ phải giữ nghề vì “giữ nghề cũng là giữ chủ quyền biển đảo” - Ảnh: H.S

100 năm hưng thịnh

Trước, bến sông Bàn Thạch, trên đà đóng tàu của mỗi nhà khi nào cũng có vài chiếc đang tu sửa hoặc được đóng mới. Nghề thịnh đến mức, tranh thủ những giờ nhàn rỗi hiếm hoi trong năm làm sẵn thuyền để bán mà không phải lo không có người mua. Ông Trần Ngọc Văn (75 tuổi), một thợ lão luyện nhớ lại: “Trên bến sông khi nào cũng tấp nập người ra vào. Quanh năm suốt tháng tay đục tay búa đóng tàu mà làm không kịp. Ngư dân từ trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận đổ về đặt hàng”.

Cụ Trần Bến (cha ông Văn), người đầu tiên mang nghề vào làng, đến nay đã không dưới 100 năm. Khi từ vùng Tam Tiến (H.Núi Thành) vào đây lập nghiệp, cụ Bến dẫn thêm ba người họ hàng là Tường, Tịnh và Quảng đi khắp nơi để sửa thuyền, bè cho người dân. Có ít vốn, bốn người chia nhau ra dọc bờ sông Bàn Thạch để “cắm dùi”, từ đó truyền nghề cho con cháu. Vài chục năm về sau, nghề đóng tàu Tam Phú có lúc lên đến hàng chục cơ sở lớn, nhỏ. Khi cụ Trần Bến mất, cụ được tôn vinh là ông tổ nghề.

Ông Võ Thanh Phúc (71 tuổi) cho biết, đóng tàu thì cơ bản nơi nào cũng giống nhau, nhưng thường thì tàu được đóng từ làng ông có độ bền cao hơn. “Hữu xạ tự nhiên hương”, suốt lịch sử làng nghề 100 năm qua, ngư dân khắp nơi tin tưởng giao phó cả “cơ ngơi” trị giá hàng trăm triệu cho người thợ đóng tàu Tam Phú. Hàng năm, từ ngôi làng này, hàng chục con tàu lớn nhỏ, công suất từ 30 - 100 CV hạ thủy, tiến ra biển khơi.

“Giữ nghề cũng là giữ chủ quyền biển đảo”

Giờ, nghề xưa sa sút thấy rõ. Dọc bến sông nay chỉ còn vài xưởng đóng sửa tàu thuyền hoạt động cầm chừng. Không ít thợ lành nghề chuyển sang làm thợ… đụng. Hôm chúng tôi đến, ông Võ Thanh Phúc tỏ vẻ chán nản vì đến thời điểm này mà chỉ nhận được một đơn hàng đóng ghe. “Đến đời thứ 4 chắc hết người nối nghề. Chúng tôi phải cố trụ lại vì là nghề của cha ông”, ông trải lòng: “Tôi khuyên con cháu cố gắng học hành nên tài, nếu không thì về làng làm thợ đóng tàu. Đất nước ta đang khuyến khích tàu thuyền bám biển. Người ngư dân vững vàng giữa sóng gió cũng cần lắm con tàu bền bỉ”.

Nhiều lão thợ đóng thuyền Tam Phú kể rằng, từ khi ra đời cho đến những năm 1984 - 1987, làng nghề phát triển đến đỉnh cao. Đó là kết quả của sự ra đời hợp tác xã đóng tàu do ông Trần Ngọc Văn và ông Trương Ngọc Bích làm ban chủ nhiệm. Khoảng 5 năm trở lại đây, nghề đóng tàu Tam Phú suy yếu do kiểu làm ăn tư nhân, mạnh ai nấy làm. Để tồn tại với nghề, thợ đóng tàu Tam Phú chỉ dám nhận vài con ghe, hoặc nhận gia công cho các chủ xưởng ngoài vùng. Dù nghề xưa đang khốn đốn nhưng các lão thợ: Trần Ngọc Văn, Trương Ngọc Bích, Võ Thanh Phúc... vẫn lạc quan và tin rằng, có ngày nghề sẽ “phục hưng”. “Nghề chúng tôi là người tạo ra những con tàu đương đầu với bão tố, đến những vùng biển chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Giữ nghề cũng là giữ chủ quyền biển đảo vậy...” ông Phúc quả quyết.

Tỉnh Quảng Nam đã quyết định đầu tư 1,6 tỉ đồng để làm đường giao thông, tạo thuận lợi cho làng nghề khôi phục. Nhưng, hiện tuyến đường vẫn vướng giải tỏa mặt bằng, đường bị cắt thành từng đoạn, không đáp ứng việc vận chuyển vật liệu, thiết bị phục vụ đóng tàu.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 02/10/2013
hoàng sơn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 02:43 13/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 02:43 13/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 02:43 13/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 02:43 13/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 02:43 13/11/2024
Some text some message..