DN thủy sản muốn gia hạn vay ngoại tệ đến hết năm 2013

"Do chênh lệch giữa lãi suất vay tiền đồng và ngoại tệ khá lớn nên chúng tôi tiếp tục kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước cho gia hạn thời gian được vay ngoại tệ đến cuối năm 2013", ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay.

Doanh nghiệp thủy sản xin gia hạn vay ngoại tệ đến hết năm 2013 để giải quyết khó khăn trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong ảnh là nhân công Công ty Việt An (An Giang) đang chế biến cá tra xuất khẩu - ảnh: Lê Hoàng Vũ
Doanh nghiệp thủy sản xin gia hạn vay ngoại tệ đến hết năm 2013 để giải quyết khó khăn trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong ảnh là nhân công Công ty Việt An (An Giang) đang chế biến cá tra xuất khẩu - ảnh: Lê Hoàng Vũ

Theo ông Hải, ngày 2-5-2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 857/QĐ-NHNN cho phép lùi thời hạn được vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp thủy sản đến hết ngày 31-12-2012, thay vì đến ngày 2-5-2012 (theo thông tư số 03/2012-TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành).

“Tuy nhiên, do tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản còn nhiều khó khăn; lãi suất vay tiền đồng vẫn cao (11-13%/năm) nên chúng tôi tiếp tục kiến nghị lùi thời gian thực hiện đến hết năm 2013”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, kiến nghị lần này cũng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp thủy sản tiếp cận được vốn ngoại tệ với lãi suất thấp (7-8%/năm). Bên cạnh đó, để doanh nghiệp có điều kiện tạo ra nguồn ngoại tệ trả các khoản nợ vay trước đó.

Vasep cho biết, lãi suất cho vay tiền đồng cao cùng với chính sách thắt chặt tín dụng tiền tệ từ phía ngân hàng là nguyên nhân khiến không ít doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn, số lượng doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, phá sản gia tăng mạnh.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2012, cả nước chỉ có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Điều này chúng tỏ xu hướng sàng lọc và tái cơ cấu doanh nghiệp thủy sản vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra khi mà số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn ngày càng nhiều (không tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp - PV); chi phí sản xuất gia tăng; thị trường tiêu thụ còn nhiều bất ổn”, ông Hải cho biết.

Theo đánh giá của Vasep, nếu như những khó khăn về vốn không nhanh chóng được giải quyết thì tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong năm 2013 còn gặp nhiều khó khăn hơn.

Cụ thể, Vasep dự báo trong năm 2013 nhập khẩu nguyên liệu phục cho chế biến và xuất khẩu sẽ tăng 30% so với năm 2012 với kim ngạch nhập khẩu đạt 65 – 70 triệu đô la Mỹ/tháng. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường chính giảm mạnh, chẳng hạn, xuất sang EU dự báo giảm 12 – 15% so với năm 2012; kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật trong năm 2013 dự báo giảm 1,5 – 2% so với năm 2012.

Riêng đối với các nước châu Á, xuất khẩu thủy sản dự báo chỉ tăng từ 10 -20% trong năm 2013.

TBKTSG Online
Đăng ngày 21/11/2012
Kinh tế

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:45 14/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 11:45 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:45 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 11:45 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:45 14/11/2024
Some text some message..