Độ mặn ảnh hưởng cá tra như thế nào?

Khi độ mặn gia tăng hay kéo dài thời gian tiếp xúc sẽ dẫn đến sự bất thường về mô học của mang, gan và thận; điều này tác động đến quá trình hô hấp, hấp thụ, bài tiết, điều hòa thẩm thấu và tuần hoàn máu.

cá tra
Cá tra (Pangasionodon hypophthalmus). Ảnh: ahaber

Cá tra giống có khối lượng trung bình 14,99 g được nuôi trong môi trường nước có độ mặn 4, 8 và 12 ppt (phần ngàn) và thời gian phơi nhiễm với độ mặn ở 7, 14, 28 và 56 ngày. Đánh giá sự ảnh hưởng của độ mặn đến cấu trúc tế bào của mang, gan và thận thông qua các thay đổi mô bệnh học bán định lượng đã được nghiên cứu như được mô tả bởi Mishra và Mohanty (2008). Cụ thể, các tiêu bản mô bệnh học được chọn ngẫu nhiên để kiểm tra thay đổi cấu trúc tế bào. Tỷ lệ phân loại đánh giá là không có bất thường (-, 0%), bất thường nhẹ (+, <10%), trung bình bất thường (++, 10–50%) và bất thường nghiêm trọng (+++, >50%).

Khi cá tra giống tiếp xúc với độ mặn và thời gian tăng dần có những biểu hiện bất thường về về hành vi, bao gồm kiểu bơi, lượng thức ăn, chuyển động hô hấp của mang và co giật tăng cường; đặc biệt là thay đổi nghiêm trọng ở độ mặn cao hơn (12 ppt) vào ngày thứ 56. 

Khi quan sát tiêu bản mô bệnh học mang cá tra tiếp xúc với các độ mặn và thời gian phơi nhiễm khác nhau. Cụ thể, mang cá cho thấy một số bất thường phổ biến như tế bào trụ, tế bào biểu mô, phiến mang sơ cấp và phiến mang thứ; chẳng hạn như giãn mạch ở đầu các phiến mang thứ cấp (T), hoại tử biểu mô (N), sự hợp nhất của một số phiến thứ cấp (F), nâng biểu mô phiến (L) và phì đại tế bào clorua (HC) tỷ lệ thuận với sự gia tăng số ngày tiếp xúc và nồng độ muối. Tuy nhiên, không có thay đổi mô bệnh học nào được phát hiện có độ mặn lên đến 4 ppt trong mang cá ngoại trừ tế bào clorua, nhưng các thay đổi nhẹ (<10%) xảy ra ở độ mặn 8 ppt, trong khi các bất thường được quan sát thấy ở 12 ppt.

tế bào
Những thay đổi mô bệnh học ở mang của cá tra tiếp xúc với các độ mặn khác nhau.

Sự thay đổi ở mô bệnh học của gan tương tự như ở mang. Cụ thể, đối với nhóm cá đối chứng không có bất thường nào được phát hiện ở gan. Tuy nhiên, các bất thường về gan tăng lên khi nồng độ muối tăng lên và ngày tiếp xúc. Một số bất thường về mô bệnh học đã được quan sát, bao gồm các trung tâm melano-đại thực bào (MMC), thoái hóa loang lổ (PD), tuyến tụy (P) và tắc nghẽn máu (BC), hoại tử (N), không bào (V) và phì đại nhân (HN). Ở thời gian 56 ngày, cấu trúc mô ở mức độ nhẹ (<10%) bị thay đổi ở 8 ppt, trong khi mức độ nghiêm trọng tăng lên sau 14 ngày tiếp xúc với độ mặn 12 ppt.

tế bào

Mặc dù không có bất thường nào ở mẫu mô bệnh học của thận được phát hiện sau 7 ngày tiếp xúc. Tuy nhiên, có một số bất thường bao gồm không bào (V), trung tâm tế bào hắc tố (MMC), thoái hóa ống thận (DG), xuất huyết (H), nang Bowman mở rộng, tế bào hoại tử trong mô tạo máu (N), tăng không gian giữa các cầu thận (G), tăng đường kính của ống thận (RT), giãn nở cầu thận (GE) và sự giãn nở của không gian Bowman (BC) tăng lên cùng với sự gia tăng của nồng độ muối cùng với số ngày tiếp xúc. Sau 56 ngày tiếp xúc với độ mặn 8 ppt, các thay đổi nhẹ (<10%) đã được quan sát thấy, trong khi mức độ nghiêm trọng là đáng chú ý vào ngày thứ 28 ở độ mặn 12 ppt. 

tế bào

Những thay đổi về hành vi và mô bệnh học chứng tỏ rằng độ mặn xâm nhập cao hơn đã ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan và các hoạt động sinh lý của cá tra, cản trở sự tăng trưởng, sự sống và sinh sản. Nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan giữa các bất thường về mô học và tiếp xúc với độ mặn và phản ánh áp lực môi trường đối với cá tra trong vấn đề xâm nhập mặn của biến đổi khí hậu. 

Nguồn: Hossain, F., Islam, S. M., Islam, M. S., & Shahjahan, M. (2022). Behavioral and histo-pathological indices of striped catfish (Pangasionodon hypophthalmus) exposed to different salinities. Aquaculture Reports, 23, 101038.

Đăng ngày 11/05/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:21 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:21 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:21 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:21 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:21 19/04/2024