Đổ xô nuôi cá trên hồ thủy điện, người dân thu lãi nửa tỉ đồng mỗi năm

Hồ Thủy điện An Khê được xem là "thủ phủ" của nghề nuôi cá lồng ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Kể từ khi nuôi cá ở lòng hồ thủy điện, cuộc sống của hàng chục hộ gia đình đã thay đổi, khấm khá lên và có của ăn, của để.

Nuôi cá tại hồ thủy điện
Nuôi cá trên hồ Thủy điện An Khê (Gia Lai) giúp người dân thu lãi nửa tỉ đồng mỗi năm.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê

Thời gian này, nhiều người dân ở xã Xuân An (thị xã An Khê) đang tất bật kiểm tra từng lồng cá để chuẩn bị cho đợt thu hoạch sắp tới.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Anh Nguyễn Văn Thơm (42 tuổi, xã Xuân An) bắt đầu nuôi cá diêu hồng trên lòng hồ thủy điện từ năm 2012. Vốn là nông dân, trước đó chỉ biết đến ruộng đồng, trồng lúa nên thời điểm đầu nuôi cá, anh Thơm gặp rất nhiều khó khăn.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Theo anh Thơm, cá rất dễ nhiễm nấm mà thời điểm mới nuôi anh lại không biết cách chữa trị nên cá chết sạch, gia đình anh thua lỗ nặng. Không nản chí, anh đã đi khắp nơi để học hỏi, tìm hiểu cách chăm sóc, trị bệnh cho cá. Anh cũng nới diện tích lồng lên thành 50m2 để tạo không gian rộng cho cá bơi lội thoải mái, khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh. 

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Sau 8 tháng thả lứa cá con, đàn cá của anh đã đủ trọng lượng thu hoạch. Nhận thấy mô hình có hiệu quả, anh Thơm cùng nhiều hộ dân trong xã liên kết, mở rộng phát triển nghề nuôi cá trên lòng hồ thủy điện với hơn 200 lồng.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Cách đó không xa, ông Nguyễn Văn Tèo (50 tuổi, trú tại thôn 3, xã Xuân An) hiện nuôi hơn 60 lồng cá diêu hồng, cá trê.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Theo ông Tèo, nuôi cá trong lồng không hề dễ, cần phải tuân thủ rất nhiều quy trình. "Sau khi thu hoạch cá, người nuôi phải vệ sinh lồng cá và lưới. Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn cá, nếu cá có dấu hiệu lạ thì tìm hiểu nguyên nhân để trị bệnh, tránh việc lây lan ra cả đàn", ông Tèo chia sẻ.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Nếu nuôi tốt thì mỗi năm, người dân sẽ thu được 3-5 tấn cá thương phẩm/lồng. Với giá bán khoảng từ 35.000-50.000 đồng/kg (tùy loại cá), mỗi hộ gia đình thu lãi giao động trên dưới 500 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Không những bán ra trong tỉnh, số cá này được người dân xuất bán sang cả các địa phương lân cận như Kon Tum, Bình Định, Đà Nẵng.

Nuôi cá trên hồ thủy điện An Khê
Ông Phan Vĩnh Tấn - Phó Phòng Kinh tế thị xã An Khê cho hay, toàn thị xã có 369 lồng cá của 13 hộ dân ở xã Xuân An. Mỗi năm, số lồng cá ở đây đạt sản lượng hơn 1.800 tấn cá thương phẩm. "Thị xã đã xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển nghề nuôi cá lồng. Mô hình nuôi cá được thực hiện là theo dạng sinh học để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường", ông Tấn thông tin.

Báo VTV News
Đăng ngày 15/10/2022
Hiền Mai
Nuôi trồng

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:59 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:59 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:59 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:59 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:59 19/04/2024