Đổ xô nuôi tôm, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng

Những vụ tôm trúng bạc tỷ hay có người đổi đời chỉ sau một mùa vụ nuôi lâu nay đã trở thành hiện thực ở nhiều địa phương. Thế nhưng, nghề nuôi tôm hiện nay liệu có “ngon ăn” như nhiều người vẫn tưởng?

ao bỏ hoang
Nhiều người bỏ hoang ao hồ chỉ sau 1 năm làm ăn thua lỗ.

Đến xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vào thời điểm nhiều hộ nuôi tôm đang vào giai đoạn chính vụ, thế nhưng quanh cảnh tiêu điều, xơ xác hiện hữu trên cả ao tôm và gương mặt người dân.

Khoảng 4 năm về trước, ở xã Hải Ninh xuất hiện việc nhiều gia đình thực sự đổi đời chỉ sau một mùa vụ nuôi tôm. Rồi cũng từ đó nhà nhà, người người đổ xô vay vốn nuôi tôm với hy vọng giàu lên như một số người trong xã.

Chính vì thế, hễ nhắc nơi nhiều người nuôi tôm ở Quảng Bình thì không có nơi nào khác ngoài xã Hải Ninh. Thế nhưng thay vì không khí sôi sục nuôi tôm như những năm trước thì giờ về Hải Ninh là cảnh tượng ao tôm bị bỏ hoang một cách ảm đạm, còn người dân thì buồn bã khi nhắc đến việc này.

Trong câu chuyện kể về quá trình nuôi tôm của mình, anh Nguyễn Văn Ph. vẫn chưa hết cay cú sau một năm nuôi tôm “bết bát”. Không chỉ trắng tay, anh còn phải ôm thêm món nợ hơn 500 triệu đồng mà anh cầm cố ngôi nhà để lấy vốn đầu tư nuôi tôm.

Anh Ph cho rằng: “Cái khó của mình là thua lỗ rồi nên ngân hàng không cho vay vốn để gỡ gạc nữa chứ có vốn đầu tư lại biết đâu lại nhanh lại vốn”. Anh Ph cho biết thêm, thấy nhiều người trong xã nuôi tôm có lời nên anh cũng bàn với vợ vay vốn để làm. Nhưng ngặt một nỗi, muốn nuôi tôm thì phải đầu tư lớn trong khi anh chưa có kinh nghiệm nên nghĩ rằng chỉ cần trúng một vụ là sẽ giàu lên.

Nghĩ là làm, anh đi thuê đất của một người trong xã nhưng chỉ ký cam kết thuê 2 năm. Năm đầu tiên được xem tương đối thành công nhưng cũng chỉ hòa vốn. Sang năm nay, giá tôm xuống thấp cộng với việc tăng lượng tôm nuôi một cách dày đặc khiến tôm không phát triển được, năng suất không đạt như mong muốn.

Lỗ nặng cộng với việc chủ đất đòi lại mặt bằng, anh đành bán lại một số máy móc cho người khác với giá rẻ mạt. Nghe tin anh làm ăn thua lỗ, thất bát ngân hàng cũng không tiếp tục cho vay vốn. Không còn cách nào khác, anh Ph. lại quay nghề đi biển như trước đây. Anh chua chát nói: “Tại mình không có kinh nghiệm, thấy người ta giàu nên mình cũng ham. Giờ ôm nợ thế này không biết hết đời đi biển có trả được không nữa”.

Anh Ph. cũng chỉ là một trong số rất nhiều người ở Hải Ninh từ bỏ nghề nuôi tôm sau 1, 2 năm “chinh chiến” với tham vọng đổi đời.

Nhiều hộ nuôi tôm xung quanh cũng gặp chung cảnh ngộ, mỗi người đều có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều thua lỗ. Người “dứt áo” với nghề nuôi tôm ôm nợ ít nhất vài trăm triệu, có người nhiều cũng lên đến 2, 3 tỷ đồng.

Theo những người nuôi tôm ở Hải Ninh thì trong số hơn 400 hộ nuôi tôm, số người trong mùa vụ vừa qua có lãi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại khoảng  40% từ bỏ nghề nuôi tôm vì không thể cầm cự thêm được nữa. Những người còn cố bám trụ lại tiếp tục hy vọng vụ sau sẽ có cơ hội gỡ gạc lại.

Trong số người có lãi trong năm vừa qua thì anh Hoàng Văn Thắng  được cho là người thành công từ nghề nuôi tôm vào thời điểm này. Anh bắt đầu nuôi tôm từ năm 2011 và đã cất công vào Bình Thuận học việc để nắm bắt kỹ thuật.

Khi bắt đầu thấy chắc tay, năm 2012, anh về Hải Ninh thuê 3 ao hơn 1,5 ha để bắt đầu nuôi tôm. Ban đầu chỉ có 30% vốn để đầu tư, anh mạnh dạn vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng.

Mặc dù mỗi mùa vụ lời lãi không nhiều nhưng đủ để anh trang trải nợ nần và có một ít vốn tiếp tục làm ăn. Và cứ thế, sau gần 4 năm lăn lộn với nghề này, anh Thắng được biết đến như một điển hình của việc nuôi tôm thành công.

làm giàu từ con tôm
Anh Thắng là một trong số ít người hiện tại có thể làm giàu từ con tôm.

Anh Thắng cho hay: “Để nuôi được tôm thì phải nắm vững kỹ thuật, đó là yếu tố quan trọng hàng đầu. May mắn chỉ là hạn hữu thôi vì con tôm là loại khó nuôi chứ không phải đơn giản như nhiều người nghĩ. Chỉ cần sai một ít kỹ thuật thì mất trắng cả vụ, thua lỗ có khi cả tỷ đồng là chuyện bình thường”.

“Điều cơ bản để mình bám trụ được với nghề này là vì mình xác định mình đầu tư lâu dài, không nôn nóng. Nuôi ít lãi ít nhưng vẫn có vốn để đầu tư tiếp, còn hơn là năm này thấy có lãi năm sau lại nuôi tôm dày đặc thì không bền được. Hơn nữa phải xác định nuôi tôm sẽ có khi được khi mất nên không được nản chí”, anh Thắng khẳng định. 

Hiện nay, ngoài 3 ao nuôi trước đây, anh Thắng còn chung vốn với một số anh em khác trong xã đầu tư thêm 3 ao nữa vừa để tăng lợi nhuận vừa để truyền kinh nghiệm cho anh em.

Một thực tế diễn ra từ vài năm gần đây là hiện tượng một số hộ dân xã Hải Ninh đổ xô nuôi tôm. Ban đầu thì có lãi, có người trở thành tỷ phú nhờ may mắn những vụ đầu, thời tiết năm đó thuận lợi, môi trường nước chưa bị ô nhiễm và con tôm còn được giá.

Thấy nuôi tôm nhanh đổi đời, năm 2013, người dân Hải Ninh đồng loạt bỏ nghề cũ lao vào nuôi tôm. Họ còn vào huyện Lệ Thủy, ra tận huyện Bố Trạch (Quảng Bình)…để thuê đất nuôi tôm. Kỹ thuật chủ yếu chỉ học lỏm nhau hoặc qua hướng dẫn của cán bộ thị trường của các hãng thức ăn. Để có vốn, ngoài số tiền dành dụm được qua bao năm đi biển, hầu hết người dân Hải Ninh đều phải thế chấp hết sổ đỏ, nhà cửa vào ngân hàng để vay tiền…

Nhưng chỉ qua một năm, người dân bắt đầu bi quan về nghề nuôi tôm, người không thể vay vốn thì bỏ hẳn, trở về đi biển, người thì chuyển sang chăn nuôi lợn, bò.

tỷ phú nhờ con tôm
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi tôm đang là mơ ước của nhiều người dân nơi đây.

Ông Trương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho hay: “Về việc này, xã đã có nhiều giải pháp để giúp đỡ những người nuôi tôm như cho thành lập các hợp tác xã để giúp người dân có nơi chia sẻ kinh nghiệm và giúp nhau làm giàu. Đồng thời, xã cũng xin phép huyện phê duyện Đề án thành lập Khu nuôi trồng thủy sản phía Bắc xã Hải Ninh để tạo điều kiện cho người có tâm huyết với nghề thuê đất có chỗ đầu tư lâu dài. Tuy nhiên, việc rất nhiều người còn nợ ngân hàng từ việc nuôi tôm thua lỗ cũng là điều khiến địa phương trăn trở”.

Ông Liệu cho biết thêm, số tiền mà người nuôi tôm ở địa phương nợ ngân hàng lên đến trên 151 tỷ đồng. Trong danh sách 328 hộ nuôi tôm còn lại của xã Hải Ninh, tất cả đều mang nợ ngân hàng, hộ ít nhất cũng đã 200 triệu, hộ nhiều nhất lên tới 3 tỷ đồng. Rất có thể con số này sẽ tăng thêm trong năm nay vì nhiều hộ chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục lao vào con tôm với hy vọng gỡ gạc.

Lý giải cho việc hàng trăm người dân ở Hải Ninh nợ nần vì nuôi tôm, ông Bùi Xuân Ngọc, Trưởng phòng Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản Sở NN&PTNT Quảng Bình cho rằng: “Vụ mùa vừa qua cả tỉnh vẫn đạt năng suất cao, thậm chí vượt so với cùng kỳ năm ngoái. Sỡ dĩ, người nuôi tôm ở Hải Ninh hầu hết thất bại vì họ không tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Thay vì làm theo khuyến cáo là không được nuôi tôm dày đặc thì họ là liên tục nuôi như thế gây ra việc ô nhiễm. Việc nuôi ồ ạt sẽ đem lại hệ lụy rất lớn không chỉ thiệt hại về tiền bạc mà môi trường cũng sẽ ảnh hưởng hết sức nặng nề”.

Đời sống & Pháp luật, 26/10/2015
Đăng ngày 26/10/2015
Xuân Hương
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 23:21 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 23:21 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:21 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 23:21 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 23:21 13/11/2024
Some text some message..