Doanh nghiệp thủy sản “chết” vì đầu tư… “ngoài luồng”

“Báo cáo nói (báo cáo của Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước - PV) cho vay lĩnh vực thủy sản trong 9 tháng đầu năm 2012 tăng trưởng trên 11% so với cả năm 2011. Thế nhưng, tại sao tín dụng tăng trưởng lớn như vậy mà ngành thủy sản vẫn than khan hiếm vốn cho nuôi trồng và xuất khẩu?”.

Vốn cho thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn. Trong ảnh là nông dân Tiền Giang đang kiểm tra cá lăng nha đuôi đỏ - Ảnh: Trung Chánh
Vốn cho thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn. Trong ảnh là nông dân Tiền Giang đang kiểm tra cá lăng nha đuôi đỏ - Ảnh: Trung Chánh

Đó là câu hỏi được ông Huỳnh Minh Đoàn, Phó Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ nêu ra tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề “tín dụng cho lĩnh vực thủy sản” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 14-11.

Tin dụng cho thủy sản đi đâu?

Ông Trần Xuân Châu, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước báo cáo tại cuộc họp nêu rõ: “Về cho vay nuôi cá tra và thủy sản tại ĐBSCL, tính đến ngày 30- 9, dư nợ đối với lĩnh vực này đạt 33.762 tỉ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 11,22% so với năm 2011. Nếu tính đến hiện nay, doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng đã đạt trên 59.933 tỉ đồng”.

“Dự nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh đối với lĩnh vực thủy sản trong những tháng đầu năm nay, đặc biệt là doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng rất lớn, điều này chứng tỏ dòng vốn đã dần được đưa vào sản xuất thực tế”, ông Châu cho biết.

Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra tăng trưởng tín dụng cho ngành thủy sản tăng cao nhưng tại sao vẫn than thiếu vốn, vậy nguồn vốn đó thực tế đã đi đâu?
Ông Huỳnh Minh Đoàn cho biết, việc đầu tư “ngoài luồng” của các doanh nghiệp thủy sản là nguyên nhân chính dẫn đến khan hiếm vốn, dù mục đích đi vay cho lĩnh vực này có tăng.

“Tôi thấy có một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thủy sản, khi họ đi vay là vay cho mục đích này (sản xuất, xuất khẩu - PV) nhưng mà làm lại cho mục đích khác, chẳng hạn, đầu tư bất động sản, chứng khoán…”, ông Đoàn cho biết.

“Đối với con cá tra, thực tế nó đã dư thừa, ế ẩm kể từ năm 2008 lận nhưng năm nào cũng nghe doanh nghiệp nói thiếu nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu, muốn đầu tư mở rộng vùng nuôi… Thế nhưng, thật ra họ viện lý do đó để vay tiền làm chuyện khác thôi”, ông Đoàn cho biết thêm.

Đứng trước thực trạng trên, nhiều đại biểu tham dự cuộc họp yêu cầu phải có một biện pháp căn cơ hơn để cứu ngành thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Đại diện lãnh đạo tỉnh An Giang đặt vấn đề: ““Bây giờ Chính phủ nói hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhưng có ai dám bảo đảm hỗ trợ vốn rồi doanh nghiệp sẽ được vực dậy không?”.

“Tôi đề nghị cần phải nhìn thẳng và nói thật vào vấn đề, cần phải giám định lại từng doanh nghiệp, cần thiết khoanh nợ cũ và cho họ tiếp tục vay. Tuy nhiên, họ phải sản xuất đúng ngành nghề, có sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng, chứ không để cho địa phương giám sát nữa vì thực tế trước giờ địa phương không thể nào giám sát được doanh nghiệp”, ông Đoàn cho biết.

Năm tới thủy sản vẫn khó

Các đại biểu tham dự cuộc họptháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp thủy sản - Ảnh: Ttrung Chánh

Các đại biểu tham dự cuộc họp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp thủy sản - Ảnh: Ttrung Chánh

Dù đã có nhiều giải pháp được đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản nhưng dự báo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết xuất khẩu thủy sản năm 2013 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, báo cáo của Vasep tại cuộc họp cho thấy, năm 2013 Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất tăng 30% so với năm 2012 với kim ngạch đạt trung bình 65 -70 triệu đô la Mỹ/tháng.

“Xuất khẩu sang EU - một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam, dự báo kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng âm và giảm khoảng 12- 15% so với năm 2012. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung sẽ giảm 1,5 – 2% so với năm 2012 do gặp khó khăn trong vấn đề chất Ethoxyquin”, báo cáo nêu rõ.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu tham dự cuộc họp, cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất đối với ngành thủy sản trong năm tới vẫn chính là vốn sản xuất.

Trong khi ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Vasep than phiền không tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp từ phía ngân hàng, thì ông Nguyễn Tiến Đông, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản sẽ không thiếu.

“Nếu doanh nghiệp tốt, có phương án kinh doanh khả quan, chúng tôi sẽ sẵn sàng xét duyệt cho vay hết. Hiện không chỉ doanh nghiệp cần vốn mà chính ngân hàng chúng tôi cũng rất cần người đến vay nhưng quan trọng phải đáp ứng được điều kiện”, ông Lê Đức Thọ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam cho biết.

Theo đánh giá của nhiều đại biểu tại cuộc họp, bức tranh của ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2013 sẽ rất ảm đảm nếu không có một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề “khơi thông” vốn phục vụ cho thủy sản.

thesaigontimes.vn
Đăng ngày 15/11/2012
trung chánh
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 14:16 20/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 23:44 21/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 23:44 21/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 23:44 21/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 23:44 21/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 23:44 21/06/2025
Some text some message..