Độc đáo nghề đánh cá bống trên sông Lô

Khi gió mùa đông Bắc tràn về, thời tiết chuyển lạnh cũng là lúc người dân làng Vân Cương, xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng lại dong thuyền đi đánh cá bống trên sông Lô. Không giống với những nơi khác, nghề đánh bống của làng Vân Cương có nét độc đáo riêng, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cá bống sông Lô
Màn đánh bống được may từ những chiếc màn tuyn cũ gắn vào ba cây tre nhỏ tạo thành thế chân kiềng cắm xuống bãi.

Không ai trong làng nhớ nghề này có từ bao giờ, chỉ thấy các cụ cao niên nhắc đến với câu nói “khi tôi còn nhỏ, đã có nghề này rồi”. Nghề đánh bống là nghề phụ sau vụ nông nhàn ở các xã ven sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng. Thường sau khi gieo cấy xong, đàn ông trong nhà sẽ chèo thuyền nan ra sông đánh bống kiếm thêm thu nhập. Nhiều năm trở về trước, với lượng bống dồi dào của sông Lô và giá cả tương đối ổn định, nghề đánh bống đã đem lại nguồn thu đáng kể cho những người dân làng Vân Cương.


Ngư dân dùng dây sò để rung lắc lùa bống vào màn.

Mùa bống trên sông Lô bắt đầu vào khoảng mùa đông kéo dài đến nửa đầu mùa xuân. Thông thường, ở những nơi khác, ngư dân chỉ dùng đăng chặn dòng để đánh đó hoặc thả lưới bát quái cho bống chui vào, nhưng người dân chài làng Vân Cương lại sử dụng dây sò và màn tự chế để đánh bống. Màn bống được may từ những chiếc màn tuyn cũ gắn vào ba cây tre nhỏ tạo thành thế chân kiềng, ngư dân sẽ phải phán đoán xem khu vực nào có nhiều bống, quan sát chiều gió và dòng nước chảy để cắm màn, việc cắm màn rất quan trọng, quyết định 60% sự thành bại của mẻ bống. Giống cá bống thường sống theo đàn ở tầng đáy vùng nước nông, hễ nhìn thấy ngao, sò, ốc, hến là chúng chạy tán loạn. Lợi dụng nhược điểm này, người dân đã đục lỗ vỏ con sò rồi xỏ vào dây, tạo thành dây sò dài chừng 100m, một người cầm đầu dây sò đi dọc theo bờ, người còn lại bơi thuyền ra xa, thả dây sò theo hình vòng cung. Hai người vừa đi, vừa giật cho dây sò rung lắc để lùa bống về màn.


Anh Nguyễn Văn Hoàng, người có kinh nghiệm 18 năm làm nghề đánh bống trên sông Lô cho biết: “Nghề đánh bống đòi hỏi tính kiên trì, chịu khó. Ai nóng vội thì không thể đi đánh bống được. Với những người đánh bống lâu năm, mỗi mẻ bống có thể đánh được từ 0,3 đến 0,8kg, những mẻ trúng tổ bống có thể đạt trên 2kg. Sau khi bống được mang về, ngư dân đem đến chợ quê hoặc lái buôn sẽ đến lấy sỉ tận nhà với giá từ 80.000 đến 130.000 đồng/kg, tùy từng thời điểm và kích cỡ bống”.


Sau khi lùa bống vào màn, ngư dân sẽ nhấc màn lên lấy rá hớt cá.

Do sống ở những bãi cát vàng ít rong rêu, ít phù sa nên cá bống sông Lô có bụng trắng trong, vây mày xanh thẫm, khác với bống sông Hồng, sông Đà .Cá bống là tuy loài cá nhỏ, sống trong môi trường nước ngọt nhưng được xem là loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng. Cá bống có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon như: Bống kho tộ, kho tiêu, chiên mắm, nấu canh chua… được nhiều người ưa thích.


Cá bống sông Lô có bụng trắng trong, vây mày xanh thẫm, khác với bống sông Hồng, sông Đà.

Ngày nay, do ảnh hưởng của việc khai thác cát, sỏi trên sông nên số lượng cá bống sinh sản ngày càng ít đi, người sống bằng nghề đánh bống cũng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, những hộ dân chài ven sông Lô vẫn lưu giữ những nét độc đáo của nghề đánh bống truyền thống, góp phần giữ gìn những nét đẹp văn hóa của cha ông để lại.

Báo Phú Thọ
Đăng ngày 04/11/2020
Quốc An
Đánh bắt

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:11 10/01/2025

Cá cảnh mini: Thú chơi nhỏ nhưng ý nghĩa lớn

Nuôi cá cảnh mini đang trở thành một xu hướng phổ biến, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn nhờ vào giá trị tinh thần mà nó mang lại. Những chú cá nhỏ xinh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn góp phần giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái cho chủ nhân. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của thú chơi này cùng mình nhé!

Cá cảnh mini
• 05:11 10/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 05:11 10/01/2025

Tạo đồ trang sức từ vảy cá: Nghệ thuật biến phế phẩm thành kho báu

Khám phá nghệ thuật sử dụng vảy cá để tạo nên những món trang sức độc đáo, thân thiện với môi trường và tiềm năng phát triển trong ngành công nghiệp thời trang bền vững. Những món trang sức này không chỉ thể hiện vẻ đẹp sáng tạo mà còn góp phần làm giảm thiểu rác thải từ ngành thủy sản, mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực thời trang bền vững và ý thức bảo vệ môi trường.

Hoa tai
• 05:11 10/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:11 10/01/2025
Some text some message..