Độc lạ mô hình nuôi ếch trên sạp tre

Không tốn nhiều chi phí như nuôi trong lồng lưới, lại có thể nuôi với mật độ cao hơn nuôi trong bể xi măng thông thường. Chỉ 4 sạp tre trong 1 bể 9 mét vuông mà ông Nguyễn Hồng Kỳ ở xã Phú cường - Sóc Sơn - Hà Nội đã có thể nuôi ếch thương phẩm với mật độ lên tới 2000 con. Cách nuôi ếch trên sàn có gì đặc biệt?

Độc lạ mô hình nuôi ếch trên sạp tre
Trung bình mỗi bể 9m2 sẽ có 4 sàn tre như thế này.


Theo Ông Nguyễn Hồng Kỳ, Xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội:" Bể của tôi 3mx3m nên tôi làm sạp với chiều dài 1,5m, chiều rộng 1m, mỗi bể cho đc khoảng 4 sạp chúng được xếp so le để tạo 1 khoảng trống ngay giữa bể. Cũng theo ông Kỳ: "Khi để bể 3mx3m nên xếp sạp theo hình so le để chừa lại khe ở giữa vì con ếch hay đuổi nhau nó nhảy xuống nước, lúc ấy nó hay tập trung vào giữa."

Vật dụng để làm sàn chủ yếu tận dụng từ các thanh tre, nứa.  Chi phí cho mỗi sàn như thế này chỉ khoảng 30.000 đồng. như vậy mỗi bể sẽ tốn thêm khoảng 120.000 đồng nhưng đổi lại, ông Kỳ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn.

Theo Ông Kỳ: "Nuôi ếch trên sạp tre có thể nuôi đc ếch nhiều hơn, khi ếch ngồi trên sạp rất dày thì những con còn lại tận dụng khoảng không gian khác của bể có con chỉ cần bấu vào là vẫn ở được, lợi ích thứ 2 của nuôi ếch sạp tre giảm đi lượng ếch còi"

Nuôi ếch mô hình cũ chỉ nuôi đc 1000 con/ 9m2 mà bây giờ có thể nuôi được 2 000 con vì có con đứng ngồi khác nhau…có thể tận dụng diện tích.

Theo ông Kỳ, khi làm những sàn tre cho ếch cũng cần hết sức lưu ý:

- Tùy vào giai đoạn của ếch mà khoảng cách giữa các nan tre có thể mau thưa khác nhau, lúc ếch nhỏ thì sạp tre dày hơn để ếch có chố ngồi, khi ếch lớn làm nan tre thưa hơn do khi rượt đuổi nhau ếch chui xuống dưới sạp khi ngoi lên nó vẫn lên được dù là con to nhất.<

- Sàn tre khi được thả vào bể, người nuôi cũng cần cung cấp thêm nước vào trong bể với mực nước tối thiểu từ 20 – 40 cm.

Theo ông Kỳ: "Mực nước này tối thiểu từ 20 -40cm, với mực nước này thì khoảng 2 ngày chúng ta mới phải thay nước 1 lần, như vậy là sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí thay nước ."

Việc vệ sinh các sàn tre cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng vòi xịt trên bề mặt sàn sau đó rút nước trong bể là có thể loại bỏ các chất bẩn ra khỏi bể nuôi.

Nuôi ếch trên sàn tre là một hình thức nuôi còn khá mới, chi phí tăng không nhiều so với nuôi trên sàn bể xi măng. Nhưng lại có thể tiết kiệm hơn so với nuôi trong lồng bè theo cách làm truyền thống. Sạp tre nuôi ếch ai cũng có thể làm được vì tận dụng nguồn tre nứa ở địa phương.

VTC16 - 3N
Đăng ngày 03/08/2018
PV
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 22:25 16/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 22:25 16/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 22:25 16/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 22:25 16/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 22:25 16/12/2024
Some text some message..