Đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc đang vét cạn đại dương

Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị tàu cá Trung Quốc xâm lấn với kiểu đánh bắt "cào cho bằng hết". Hôm 27-8, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa lên tiếng về hàng trăm tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Galapagos là "rất đáng quan ngại".

Tàu câu mực Trung Quốc
Tàu câu mực Trung Quốc đậu trong vùng biển Hàn Quốc. Tàu được lắp dàn đèn khủng để thu hút mực vào ban đêm - Ảnh: SOUTH KOREAN FISHERIES AGENCY

Trong nhiều năm, không ai biết tại sao hàng chục chiếc "tàu ma" nát bươm cứ thỉnh thoảng lại dạt vào bờ biển Nhật Bản. Trên tàu, người ta hay phát hiện xác của ngư dân Triều Tiên, thân thể gầy rộc vì thiếu đói đến mức chỉ còn xương với da.

Theo một phóng sự điều tra công bố gần đây trên Đài NBC News, các nhà nghiên cứu hàng hải phân tích dữ liệu vệ tinh mới để đi đến một lời giải thích khả dĩ nhất: 

Trung Quốc đã cho đội tàu cá công nghiệp khổng lồ (không đăng ký) đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển Triều Tiên, làm giảm đến 70% ngư trường mực từng một thời đầy ắp. Những ngư dân Triều Tiên trôi dạt vào Nhật Bản dường như đã đi quá xa bờ để tìm mực trong vô vọng; thiếu ăn, thiếu trang bị đã dẫn đến cái chết của họ.

Tàu Trung Quốc "cào" một tuần bằng dân địa phương đánh bắt cả năm

Năm ngoái, hơn 700 tàu cá Trung Quốc đã càn quét trái phép vùng biển Triều Tiên, trong khi nghị quyết của Liên Hiệp Quốc năm 2017 cấm Bình Nhưỡng bán quyền đánh bắt hải sản đổi lấy ngoại tệ sau hàng loạt vụ thử hạt nhân.

Phát hiện mới đặt ra nhiều câu hỏi gai góc về hậu quả của việc Trung Quốc bành trướng hiện diện trên các đại dương, và tham vọng địa chính trị của họ đằng sau hành động này.

Trung Quốc không chỉ là nhà xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới, gần 1,4 tỉ dân nước này còn tiêu thụ đến hơn 1/3 lượng hải sản trên toàn cầu. 

Sau khi tận diệt sạch vùng biển gần nhà, đội tàu Trung Quốc những năm gần đây tấn công vùng biển các nước khác, bao gồm khu vực Tây Phi và Mỹ Latin - những nơi không có đủ nguồn lực cho hoạt động tuần tra biển.

Chính phủ Trung Quốc nói đội tàu đánh bắt xa bờ của họ có 2.600 chiếc, nhưng nhiều nghiên cứu khác nhau, ví dụ của tổ chức Viện Phát triển hải ngoại (ODI, Vương quốc Anh), ước tính con số ít nhất phải lên đến 17.000, trong đó phần lớn không được đăng ký và hoạt động lén lút như ở biển Triều Tiên.

Hầu hết tàu cá xa bờ của Trung Quốc là cỡ lớn, lượng tôm cá một tàu cào vét một tuần có khi nhiều bằng một tàu cá Senegal hoặc Mexico đánh bắt trong cả năm.

Đội tàu Trung Quốc không tự nhiên phát triển đến quy mô hiện nay, Bắc Kinh trợ cấp cho ngành công nghiệp này hàng tỉ nhân dân tệ mỗi năm. Tàu Trung Quốc có thể đi xa như vậy cũng nhờ khoản trợ cấp nhiên liệu vốn đã tăng gấp 10 lần từ năm 2006 đến 2011 (dữ liệu sau đó không còn được công bố).

Tất nhiên Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất làm điều này. Các nước gồm Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Mỹ... cũng trợ cấp khủng cho đội tàu đánh bắt xa bờ, và đây là nguyên nhân khiến lượng cá trong đại dương giảm nhanh chưa từng thấy.

Riêng Trung Quốc, trong hơn một thập niên, chính phủ nước này đã giúp ngư dân đóng hàng loạt tàu vỏ thép hiện đại, kích thước lớn, thậm chí gửi cả tàu y tế đến các ngư trường giúp tàu cá bám biển lâu hơn. Để xác định luồng cá, họ xài cả dữ liệu vệ tinh và tàu nghiên cứu...

Trong bản kế hoạch 5 năm công bố năm 2017, Chính phủ Trung Quốc kêu gọi dừng mở rộng đội tàu đánh bắt xa bờ, giữ con số dưới 3.000 đến năm 2021. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Bắc Kinh quả thật mong muốn điều này, tuy nhiên họ làm được hay không lại là chuyện khác.


Tàu câu mực Trung Quốc treo cờ Hàn Quốc hoạt động về đêm - Ảnh: SOUTH KOREAN FISHERIES AGENCY

Chơi kiểu bầy đàn

Bên cạnh nguồn lợi hải sản, đội tàu cá Trung Quốc còn phục vụ cho mục đích tranh chấp chủ quyền biển. Theo nghĩa này, ngư dân Trung Quốc hoạt động như một lực lượng bán quân sự, nhưng mọi hành động của họ Bắc Kinh sẽ đổ thừa "chính quyền không liên can".

"Những gì Trung Quốc đang làm là chắp tay sau lưng, dùng cái bụng bự đẩy anh ra ngoài, thách anh dám tung đòn trước", ông Huang Jing - nhà nghiên cứu thuộc Trường Chính sách Lý Quang Diệu (Singapore), ví von.

Nhưng có lẽ không nơi nào trên thế giới mà tàu cá Trung Quốc nhiều như ở Biển Đông. Dưới lớp vỏ bọc dân sự kèm theo sự hộ tống của tàu hải cảnh có vũ trang, vô số lần tàu cá Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực xua đuổi tàu các nước khác, cho dù đó là vùng biển quốc tế hay biển không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Các chuyên gia quân sự phương Tây ví tàu cá Trung Quốc như đội "dân quân" tiên phong, một lực lượng không đồng phục, không chuyên nghiệp, nằm ngoài mọi khuôn khổ của luật hàng hải quốc tế, luật đối đầu quân sự và các cơ chế đa phương nhằm ngăn đụng độ không an toàn trên biển.

Còn nhớ hồi năm 2018, Trung Quốc bất thình lình điều hơn 90 tàu cá đến thả neo xung quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong một động thái thách thức sau khi Philippines tiến hành một số hoạt động nâng cấp hạ tầng ở đây.

Các đoàn tàu cá Trung Quốc xuất hiện ở mọi vùng biển tranh chấp khác, ví dụ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật. Hồi tháng 3-2016, cảnh sát biển Argentina phải bắn chìm một tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển và còn cố ý tông vào tàu chấp pháp...

Từ Đông Á đến Mỹ Latin, tàu cá Trung Quốc hành động ngày càng hung hăng và trắng trợn. Không khó để hình dung nguy cơ những va chạm "dân sự" kiểu này dẫn đến xung đột quân sự nếu vượt khỏi tầm kiểm soát một ngày nào đó.

Như thế để thấy, cái giá của những món hải sản ngon lành trên bàn ăn đôi khi nhiều hơn số tiền hiển thị trên thực đơn. 

Tuổi Trẻ
Đăng ngày 31/08/2020
Phúc Long
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:11 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:11 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:11 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:11 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:11 22/11/2024
Some text some message..