Dọn phân... cho cá

Con cá tra sau khi được xuất khẩu, có giá đã lên ngôi “vua” trong các loài thủy sản ở ĐBSCL, tạo công ăn việc làm, khấm khá cho biết bao người. Từ đó, sự nuông chiều loài cá này càng thể hiện rõ khi hầu như hộ nuôi cá nào cũng phải thuê người chăm sóc cá.

hut bun ao ca
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của thợ lặn.

    Bỏ nghề nông làm thợ lặn

Nghề nông gắn liền với anh Lê Văn Trí từ nhỏ trên mảnh ruộng 5 công tại huyện đầu nguồn lũ An Phú, An Giang. Chừng ấy diện tích với một hộ nông dân ở xứ đồng bằng cũng không làm cho họ khá giả mà chỉ đủ ăn, chưa nói đến những mùa lũ đổ về vào đúng vụ lúa làm thất thu. Anh Trí cho biết năm nay lũ nhỏ, đê bao cẩn thận, chuyện đồng áng cũng xong nên tranh thủ thử thời vận với nghề lặn hụp trên… đất liền. Anh bảo nghe nghề lặn tưởng ghê gớm lắm, phải lặn dưới sông, dưới biển nhưng nghề của anh lại lặn trong ao cá nằm trên bờ, cao hơn mực nước sông đến 5 - 10m.

“Thời điểm này chưa có chuyện gì làm, thấy người ta lặn cũng có đồng vô đồng ra nên tôi xuống vùng Thốt Nốt, Cần Thơ xin tham gia vào tổ lặn hút bùn ao cá tra của ông Năm Tửng. Mỗi giờ lặn cũng được trả công 29.000 đồng, mỗi ngày lặn ít nhất 8 giờ, tổ nhận làm ở đâu thì chúng tôi đi theo, chủ lo tiền cơm, di chuyển”, anh Trí hồ hởi nói.

Anh Trần Văn Bí ở thị xã Châu Đốc, 28 tuổi, nhưng cũng có thâm niên làm thợ lặn 5 năm nay. Nhà rất nghèo, không có tiền cho hai con ăn học nên anh hàng ngày phải đi cắt lúa, làm cỏ mướn cho người ta. Nhưng công việc làm mướn không phải ngày nào cũng có người thuê, đâm ra nhà anh cứ túng thiếu suốt. Thấy nông dân trong vùng bỏ nghề nông, chuyển qua lặn có việc làm thường xuyên nên anh cũng quyết định chuyển nghề. Nhờ vậy mà gia đình giờ đây có thu nhập ổn định.

Anh Nguyễn Văn Quang, trước làm nghề bán trái cây dạo trên ghe ở khu vực sông Châu Đốc cũng đã quyết định bán ghe, bỏ nghề bán trái cây dạo để “chuyên tâm” theo nghề lặn. Theo anh Quang, nghề lặn trong ao không nguy hiểm đến tính mạng như lặn dưới sông, dưới biển, độ sâu chỉ vài mét… nhưng thu nhập không đến nỗi tệ, ngày nào cũng có việc làm, được chủ quan tâm.

Ông Trần Văn Tửng (Năm Tửng), ngụ Thốt Nốt, cách đây vài năm đã phải bỏ hẳn nghề ghe chở mía mướn bởi thấy được hấp lực và tương lai của nghề thợ lặn. Ông quyết định bán ghe, mượn thêm tiền dòng họ để mua máy nổ, dụng cụ hút bùn, mặt nạ và yêu cầu hai con trai bỏ nghề làm mướn để cùng ông đi lặn. Nhờ quyết định táo bạo đó mà giờ đây ông đã thành lập được tổ hút bùn có tiếng tăm trong giới nuôi cá tra tại ĐBSCL, với 24 công nhân, hàng ngày ngược xuôi giúp các chủ ao hút bùn.

    Điếc lỗ tai, ra máu mũi

Ông Năm Tửng cho biết cái nghề lặn hút bùn thấy đơn giản vậy chứ không phải dễ ăn, nhiều người phải trả giá, bỏ nghề, nhất là những nông dân không quen lặn hụp. Ông Năm nói mình lúc mới vào nghề lặn cũng gian nan lắm, không quen ngậm ống hơi nên chốc chốc lại trồi đầu lên mặt nước. Chưa quen nghề nên ông đề nghị được “tập sự” trong những ao cá của bà con, hàng xóm nhằm tích lũy kinh nghiệm. Lặn xuống nước mà người cứ nổi lên hoài, buộc ông phải đeo chì vào chân. Ông Năm chỉ vào tai trái nói mình đã bị điếc một bên cũng vì lặn quá sâu trong ao bùn khi chưa quen nghề, có ao sâu đến 7m nên chuyện bị đau nhức tai là bình thường.

Thợ lặn Trần Văn Thanh đang làm việc cho Công ty CP Thủy sản Gentraco nói mình cũng chuyển qua nghề lặn từ nghề làm mướn. Không quen lặn hụp dưới nước sâu, trong thời gian dài nên có lúc anh choáng váng, tưởng chừng không thể ngoi lên mặt nước được nữa. Anh Thanh kể, có lần, vừa ngoi lên khỏi mặt nước máu từ trong mũi chảy ra ròng ròng khiến anh có ý định phải bỏ nghề. Sau đó uống thuốc, nghỉ vài ngày anh lại tiếp tục công việc nhưng cẩn trọng hơn với độ sâu và áp lực nước.

“Nhiều người đã phải bỏ nghề này vì cứ bị chảy máu mũi, máu miệng hoài. Nghề này thấy đơn giản vậy chứ không phải ai làm cũng được, 10 người thử nghề chỉ có một vài người trụ nổi mà thôi”, anh Thanh cho biết.

Anh Lê Văn Trí cho biết mỗi ngày anh phải lặn từ 6 giờ sáng cho đến 6 giờ chiều. Có khi anh lặn một lèo đến trưa mới nổi lên ăn cơm, sau đó nghỉ ngơi một chút lại lặn tiếp đến chiều tối. Không chỉ chịu nhiều rủi ro lúc mới vào nghề mà các thợ lặn còn phải chịu đựng cảnh ngâm mình dưới nước cả ngày trong cái lạnh thấu xương. Để kêu được anh Trí ngoi lên mặt nước, chúng tôi phải dùng đất ném xuống chỗ anh đang lặn. Thấy có tín hiệu quy ước trước, anh Trí liền ngoi đầu lên.

Sau hơn 4 giờ ngâm mình dưới nước, hai bàn tay anh trắng bệch, dộp nhăn nheo, môi run lập cập. “Không chỉ vậy mà thợ lặn còn chịu nhiều rủi ro khác như bị xương cá tra đâm vào tay lúc cào bùn vào ống hút, bị máy hút quần áo hoặc tay chân làm xây xát. Làm việc dưới lòng ao cũng như người mù sờ chân voi vậy”, anh Trí kể.

    “Hầu hạ” cho cá

Anh Nguyễn Thành Phước, giám đốc vùng nuôi thuộc Công ty CP Thủy sản Gentraco (có khoảng 40 ao cá tra, diện tích 50ha tại An Giang), nói: Bất cứ ai nuôi cá thời điểm này đều phải “hầu hạ” cho cá hàng ngày, không lơ là được, từ chăm sóc sức khỏe, thức ăn đến chuyện lo vệ sinh cho cá. Do đầu tư số vốn rất lớn vào mỗi ao nên ai nuôi cũng phải bấm bụng mà chăm sóc cho cá nếu không muốn lỗ lã nặng hoặc bị trắng tay.

Với 40 ao đang thả nuôi xoay vòng liên tục nên lúc nào công ty cũng ký hợp đồng thuê đội ngũ thợ lặn chuyên nghiệp về nạo vét bùn thường xuyên. Ao nào cá lớn sau 2 - 3 tháng phải hút bùn, còn ao cá nhỏ khoảng 4 - 5 tháng.

“Thức ăn dư thừa, rong rêu, bùn đất khi thay nước, phân cá thải ra hàng ngày lắng đọng dưới đáy ao rất dày, nếu không vệ sinh thì cá dễ bệnh, thiếu oxy, bùn đáy ao sinh ra khí độc làm cá chậm lớn. Vì vậy phải hút lớp bùn này đi. Dân trong nghề nuôi cá tra gọi vui những người thợ lặn này là những ôsin, được thuê để làm nghề hốt phân cho cá”, anh Phước tâm sự. Hiện Công ty Gentraco ký hợp đồng với tổ hút bùn của ông Năm Tửng để ông lo vệ sinh cho 40 ao cá trong suốt thời gian nuôi.

Ông Năm Tửng kể mặc dù hợp đồng làm xuyên suốt nhưng không phải lúc nào đội ngũ thợ lặn của ông cũng có việc đều đặn, làm hết giờ trong ngày vì họ ăn lương theo giờ làm thực tế, những hôm nào mưa gió lớn coi như phải nghỉ hẳn hoặc làm ít giờ hơn bình thường. Máy móc đặt trên mặt ao bị sóng giật là không thể làm việc được. Công ty trả công cho ông Năm 42.000 đồng/giờ, hỗ trợ tiền dầu; trừ hết chi phí, khấu hao máy móc, thiết bị ông trả lương cho các thợ lặn 29.000 đồng/giờ. Ông Năm nói đây là giá cao nhất của thợ lặn từ trước đến nay và là mặt bằng giá chung cho tất cả những thợ lặn đang hành nghề.

Anh Út Ba, một hộ nuôi cá tra ở Thốt Nốt cho biết với những hộ nuôi nhỏ lẻ, thuê không ổn định giá thuê thợ lặn cao hơn, khoảng 50.000 đồng/giờ. Nếu ao lớn (1ha) nhiều bùn (dày 2 tấc) thì hút khoảng 6 ngày, còn ít bùn hút khoảng 4 ngày với kíp 3 thợ lặn. Mỗi tháng dân thợ lặn cũng kiếm được trên 3 triệu đồng mỗi người từ nghề làm ôsin cho cá tra.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 27/10/2012
LÊ PHƯƠNG
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:54 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:54 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:54 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:54 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:54 27/11/2024
Some text some message..