Dồn sức cho ngành thủy sản

Thủy sản được xem là lĩnh vực thế mạnh của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, cũng như nhiều địa phương ven biển trong cả nước. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, ngành thủy sản đang “lên đời”, mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều địa phương, giúp nhiều nông dân vươn lên khá giả.

Dồn sức cho ngành thủy sản
Thủy sản được xem là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ NN&PTNT nhận định, ngành hàng thủy sản thật sự tạo ấn tượng to lớn khi năm vừa qua (2018) thiết lập cột mốc xuất khẩu mới với kim ngạch gần 9 tỉ USD, tăng 8,4% so năm trước. Và năm 2019 đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỉ USD. Để làm được điều này, ngành hàng thủy sản cần tập trung khắc phục những hạn chế tồn tại, cũng như đẩy mạnh đầu tư chiều sâu nhằm phát triển bền vững, nhất là 2 ngành hàng tôm và cá tra.

Theo các doanh nghiệp “đầu tàu” về xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL thì một trong những vấn đề trở ngại của cá tra lúc này là thiếu hụt con giống, nhất là giống chất lượng. Hiện nay, cả nước có khoảng 230 cơ sở sản xuất giống cá tra, hơn 4.000 hộ ương dưỡng cá giống; song vấn đề dịch bệnh thường xuyên xảy ra, chất lượng đàn cá bố mẹ giảm… khiến tỷ lệ cá giống sống thấp, dẫn đến việc nuôi cá tra thương phẩm hao hụt cao. Bộ NN&PTNT cho rằng, giống là khâu quan trọng trong nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Do đó, cần nhanh chóng đầu tư con giống bằng việc thực hiện đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp”, với mục tiêu đạt 1,1-1,25 tỉ con vào năm 2020 (đáp ứng 50% nhu cầu giống chất lượng cao); và đạt 2,5-3 tỉ con vào năm 2025 (đáp ứng 100% nhu cầu giống).

Đến nay, tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã triển khai đề án giống cá tra 3 cấp; điều đáng mừng là những doanh nghiệp lớn như  Tập đoàn Việt - Úc, Công ty Cổ phần Nam Việt… cũng mạnh dạn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào sản xuất giống cá tra đạt chất lượng. Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, cùng với con giống thì cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cá tra nguyên liệu và tích cực cải thiện môi trường nuôi. Cụ thể, nên tăng cường áp dụng công nghệ mới vào nuôi cá tra nhằm giảm giá thành và nâng chất lượng. Đẩy mạnh chế biến nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra để đáp ứng cho nhiều thị trường khác nhau. Xây dựng bản đồ vùng nuôi cá tra, siết chặt quản lý nghề cá từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng.

Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL thừa nhận, sau khoảng 20 năm hình thành và phát triển, nghề cá tra đã có những thuận lợi và từng trải qua các thời điểm khó khăn. “Bài học từ năm 2000 đến 2016, khi cá tra khủng hoảng thừa nguyên liệu, giá xuống thấp và khó tiêu thụ… khiến hàng loạt hộ nuôi thua lỗ, nhiều nhà máy phá sản. Đây là bài học của giai đoạn phát triển “nóng”, thiếu đầu tư. Hai năm nay, nghề cá tra đi vào ổn định và lấy lại vị thế trên trường quốc tế; hiện cá tra Việt Nam quyết định giá bán ở nhiều thị trường. Song, chúng ta không được chủ quan, không dễ dãi, tự mãn… nhất là không mở rộng diện tích tràn lan. Để bền vững thì điều quan trọng là tiếp tục đầu tư nâng chất lượng, đầu tư vùng nuôi để chủ động trong chế biến, xuất khẩu. Đây là điều sống còn mà các doanh nghiệp tâm huyết phải làm”, lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt đề xuất.

Đối với con tôm là thế mạnh ở các địa phương ven biển, tuy nhiên năm qua giá tôm dao động không cao, dịch bệnh cũng thường xuất hiện gây lo lắng cho người nuôi. Hiện tại, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, con giống tôm chưa được kiểm soát tốt, thức ăn phụ thuộc vào nước ngoài… là những cái khó vây quanh ngành tôm. Có thể nói, dù có mặt ở ĐBSCL rất lâu nhưng đến nay giống tôm và thức ăn cho con tôm đa phần phụ thuộc các doanh nghiệp nước ngoài; từ đó khiến giá thành nuôi tôm của ta luôn cao hơn các nước khác từ 1-3 USD/kg. Giá thành cao dẫn đến việc cạnh tranh trong xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam gặp khó so với các đối thủ khác. Một trong những giải pháp mà các địa phương đang nỗ lực là thay đổi mô hình nuôi mới; trong đó có việc nuôi tôm siêu thâm canh ở Bạc Liêu cho hiệu quả rất cao. 

Theo Bộ NN&PTNT, con tôm là sản phẩm có giá trị, được lựa chọn là một trong các đối tượng chủ lực mang tính đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản. Thời gian qua, sản phẩm tôm luôn được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ rộng lớn trên thế giới. Vì vậy, vấn đề hiện nay là quy hoạch vùng nuôi tôm hợp lý, tránh manh mún, thiếu đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ vào ngành tôm từ nuôi trồng đến chế biến; chú ý việc bảo tồn các điều kiện tự nhiên nhằm bảo vệ sinh thái cho con tôm; đề xuất các ngân hàng đầu tư vốn cho ngành nuôi tôm với lãi suất phù hợp, nhất là trong mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Để gỡ khó cho ngành tôm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các ngành chức năng kiểm soát tình trạng độc quyền nhóm trong việc cung cấp thức ăn và con giống, tránh phụ thuộc vào nước ngoài. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường tham gia nhiều hơn nữa vào sản xuất thức ăn, con giống tốt. Ngoài ra, đẩy mạnh việc liên kết nhằm giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh…

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 12/04/2019
Hưng Tân
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:03 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:03 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:03 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:03 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:03 25/04/2024