Đồng bằng sông Cửu Long đang thụt lùi

Mối lo ngại này đã được nêu lên tại Diễn đàn Doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL diễn ra tại Tiền Giang từ ngày 5 đến 9.12.2012.

Phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cao làm tăng thêm chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp - Ảnh: H.P
Phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cao làm tăng thêm chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp - Ảnh: H.P

Theo ông Đậu Anh Tuấn (Phó ban Pháp chế VCCI), năm 2012, trừ TP.Cần Thơ và tỉnh Long An, các địa phương còn lại đều bị mất cân đối trong dự toán thu - chi ngân sách. Trừ Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, các tỉnh, thành còn lại hầu như chưa có tên… trên bản đồ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trước đây, thế mạnh của vùng là nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ. Nay lợi thế này không còn nữa do các doanh nghiệp (DN), nhất là DN FDI không chỉ cần lao động mà còn đòi hỏi nguồn lao động phải có kỷ luật và tay nghề chuyên môn tốt. Và đó lại là điểm yếu của nguồn lao động ĐBSCL.

Về các DN thì theo TS Nguyễn Đình Cung (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư), đang gặp các khó khăn chung như cầu trong nước giảm mạnh, khó tiếp cận vốn ngân hàng, lãi suất tín dụng quá cao, thủ tục lại phiền hà và điều kiện khắt khe...

Theo số liệu của VCCI Cần Thơ, năm 2011, kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy có 10/13 tỉnh của ĐBSCL bị rớt hạng. Trong đó có những tỉnh bị rớt hạng rất nặng. Như Vĩnh Long nhiều năm liền nằm ở nhóm “rất tốt” thì năm 2011 bị tụt tới 45 bậc, từ hạng 9 xuống 54. Trà Vinh từ hạng 4 xuống 42 và Hậu Giang từ hạng 8 xuống 43.

Tình hình khó khăn ở ĐBSCL xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng nghiêm trọng nhất là với chế biến thủy sản, một trong những ngành kinh tế chủ lực của ĐBSCL. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm 2012 có khoảng 20% DN thủy sản bị phá sản, đến giữa năm 2012 đã có 300 DN kinh doanh thủy sản ngừng hoạt động. Năm 2012, các DN thủy sản phải chịu thuế môi trường làm cho chi phí tăng đột biến. Việc thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương cao cũng làm tăng thêm phí vận chuyển xuất khẩu cho DN. Sự kiện Công ty thủy sản Bình An và hệ lụy của vụ này dẫn đến việc các ngân hàng thu hẹp cho vay vốn khiến các DN thủy sản bước vào giai đoạn suy thoái trầm trọng.

Vốn FDI từ năm 1988 đến 2010 của toàn vùng là 9,83 tỉ USD. Trong đó, hơn 1/3 tập trung ở Long An và hơn 1/3 ở Kiên Giang (chủ yếu ở đảo Phú Quốc). Cần Thơ là thủ phủ của miền Tây nhưng chỉ chiếm khoảng 10% và 15% còn lại chia cho 10 tỉnh. Riêng năm 2010, toàn vùng có 98 dự án FDI với vốn đăng ký 1,82 tỉ USD thì Long An có 38 dự án với 629 triệu USD.

 

Thanh niên
Đăng ngày 09/12/2012
Hoàng Phương - Đình Tuyển
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:00 12/12/2023

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:00 12/12/2023

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:00 12/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:00 12/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:00 12/12/2023