Đồng bằng sông Cửu Long: Gỡ khó xuất khẩu nông thủy sản

Tình hình xuất khẩu nông thủy sản từ đầu năm 2015 đến nay gặp khó khăn, giá trị thu về không như mong muốn, nhiều doanh nghiệp hoạt động ì ạch, trong khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế bị ảnh hưởng... Gỡ khó cho xuất khẩu nông thủy sản đang được các bộ ngành trung ương và các tỉnh tập trung quyết liệt.

thu hoạch cá tra
Người nuôi thủy sản ĐBSCL hy vọng thị trường phục hồi, giá tăng trở lại.

Khó khăn từ nhiều phía

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 5-2015 ước đạt 2,37 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm là 11,4 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng lo ngại là nhiều mặt hàng chủ lực đồng loạt sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước đạt 2,4 triệu tấn, giá trị 1,05 tỷ USD, giảm 11,4% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị; thủy sản xuất khẩu đạt 2,41 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái; cà phê ước đạt 1,2 tỷ USD, giảm 38,2%; cao su ước đạt 464 triệu USD, giảm 5,2%...

Giải thích về nguyên nhân xuất khẩu nông thủy sản giảm mạnh, Bộ Công thương cho rằng, thời gian qua nguồn cung các mặt hàng nông thủy sản trên thế giới dồi dào, dẫn đến tính cạnh tranh gay gắt. Chẳng hạn như xuất khẩu gạo của Việt Nam phải cạnh tranh dữ dội với Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan; trong khi các thị trường chủ lực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia… đang “đóng băng”, những thị trường xa thì chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Đối với xuất khẩu tôm phải căng sức với Thái Lan, Ấn Độ, bởi 2 nước này có sản lượng tôm phục hồi khá mạnh. Có thể nói, những thị trường lớn của nước ta như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đều giảm nhu cầu nhập khẩu, trong khi một số thị trường mới, thị trường tiềm năng thì chưa phát huy. Mặt khác, do tác động của giá dầu thô trên thế giới giảm, đồng USD tăng… khiến việc xuất khẩu nông thủy sản không như mong muốn.

Ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, trăn trở, xuất khẩu tôm từ đầu năm đến nay ì ạch, kim ngạch giảm tới 32% so cùng kỳ, bởi thị trường EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… giảm nhập khẩu; thế là các doanh nghiệp ùn ùn đưa hàng sang thị trường Hoa Kỳ dẫn tới giá tôm tại thị trường này liên tục giảm. Do xuất khẩu chậm đã kéo giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, làm cho hàng loạt hộ nuôi gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng, cho biết: “Cá tra của Việt Nam dù được xem là mặt hàng “một mình một chợ” trên thế giới nhưng xuất khẩu luôn gặp khó, đơn hàng từ đầu năm đến nay giảm nhiều. Nguyên nhân chính là do thị trường châu Âu giảm nhập khẩu, đồng eur mất giá, nên cá tra không bứt lên được. Xuất khẩu không khả quan nên người nuôi cá ở ĐBSCL tiếp tục phập phồng, bởi giá cá dao động ở mức thấp”.

Dồn sức tháo gỡ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, từ quý 3 trở đi, nhất là thời điểm đầu quý 4 hàng năm là giai đoạn “bứt phá” của xuất khẩu thủy sản. Mặc dù, những tháng qua tình hình xuất khẩu giảm, nhưng với bản lĩnh và kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường thì các doanh nghiệp thủy sản luôn biết “chạy nước rút” để về đích.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng, các doanh nghiệp đang hy vọng tín hiệu thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra sẽ khởi sắc trở lại trong thời gian tới và nếu châu Âu phục hồi tốt thì mọi việc sẽ rất thuận lợi.

“Ngành cá tra đang dồn sức để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cùng với việc khôi phục thị trường truyền thống, xúc tiến thương mại thị trường mới… Vấn đề quan trọng không kém là các doanh nghiệp cần tái cấu trúc về quản trị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để chế biến nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, giảm xuất khẩu sản phẩm phi lê đông lạnh như lâu nay” - ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam nói.


Xuất khẩu cá tra chờ đợi khởi sắc từ thị trường Nga và châu Âu. 

UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: Khôi phục thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Song về lâu dài, Đồng Tháp đang thay đổi một cách mạnh mẽ về nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra phù hợp với tình hình mới. Chủ trương của tỉnh là tăng cường liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp, thông qua sự hỗ trợ vốn của ngân hàng, sự thống nhất quy hoạch của ngành chức năng.

Đối với con tôm, các doanh nghiệp xuất khẩu dự báo: Hiện tại sản lượng tôm tồn kho của các nước nhập khẩu vẫn còn và dự báo tiêu thụ đến hết tháng 6 này, cộng với yếu tố bất lợi về tỷ giá đang giảm dần… Vì thế, nhiều khả năng xuất khẩu tôm sẽ sôi động trở lại từ quý 3-2015. Tuy nhiên, trở ngại lúc này là sản lượng tôm của Thái Lan, Trung Quốc… đang chiếm tỷ trọng lớn sẽ dẫn tới áp lực cạnh tranh gay gắt và giá xuất khẩu sẽ khó tăng cao như các năm 2013 và 2014. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các ngành liên quan theo dõi chặt diễn biến thị trường, kịp thời thông tin về giá cả, nhu cầu về chủng loại tôm sú hay tôm thẻ, kích cỡ nhỏ lớn… để doanh nghiệp và người nuôi nắm, nhằm có phương án xuất khẩu phù hợp.

Ngoài ra, việc Việt Nam vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á - Âu thì hàng hóa Việt Nam, nhất là thủy sản sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường này. VASEP lưu ý, những năm qua Nga cho thấy là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam. Việc ký hiệp định lần này sẽ giúp thuế suất hàng thủy sản Việt Nam vào Nga giảm từ 10% xuống 0%; đây là một thuận lợi lớn cho hàng thủy sản, nhất là sản phẩm cá tra.

Mới đây, tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư vào Liên bang Nga. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc nhở: Liên bang Nga là thị trường quan trọng với hơn 140 triệu dân. Hiện tại nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người Nga khá cao, do đó các doanh nghiệp cần thay đổi suy nghĩ, không xem Nga là thị trường dễ tính nữa. Vì vậy, cần tăng cường chế biến các sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu vào thị trường Nga; có như vậy mới đem lại hiệu quả.

Theo Cục Trồng trọt, hiện tại vụ hè thu 2015 nông dân các tỉnh ĐBSCL gieo sạ khoảng 1.659.985ha, giảm 8.315ha so cùng kỳ. Mặc dù, Cục Trồng trọt và Hiệp hội Lương thực Việt Nam khuyến cáo các địa phương chỉ nên sử dụng giống lúa IR 50404 trong vụ hè thu này không quá 10% diện tích, nhưng thực tế nông dân ĐBSCL vẫn ào ạt gieo sạ lúa IR 50404 với tỷ lệ hơn 24%. Đáng lo ngại là nhiều diện tích trồng kiểu tự phát, không có hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Trong khi vụ hè thu thường thu hoạch vào thời điểm mùa mưa, sẽ ảnh hưởng chất lượng gạo. Nếu thị trường xuất khẩu gạo tới đây chậm cải thiện thì việc tiêu thụ lúa dự báo sẽ gặp khó.

Xung quanh việc 2 tấn vải thiều của Việt Nam lần đầu tiên vừa được xuất khẩu đi Hoa Kỳ và sắp tới sẽ đi Australia, ngày 1-6, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, đây là các thị trường chặt chẽ, khó tính với các mặt hàng nông sản và quy trình để làm thủ tục đưa mặt hàng mới thường mất 5 - 8 năm (quả vải sang hai nước này cũng mất 4 - 5 năm). Do vậy, việc xuất khẩu vải vào Hoa Kỳ, Australia đánh dấu nỗ lực lớn trong việc mở thị trường, sự phối hợp vùng sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc kỳ vọng xuất khẩu lượng lớn vải vào các nước nêu trên sẽ khó có thể tiến hành trong 1 - 2 năm. 

                                                                                                                          Ngọc Quang

Sài Gòn Giải Phóng, 02/06/2015
Đăng ngày 03/06/2015
Huỳnh Phước Lợi
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Nước ngọt sinh hoạt có cần xử lý trước khi cấp vào ao không?

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm tại các địa phương có nước sinh hoạt chung là nước ngọt, mặc dù tôm phát triển tốt ở môi trường nước mặn nhưng tại đây vẫn có thể nuôi tốt nếu biết kiểm soát các yếu tố môi trường của ao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cách người nuôi xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi để đảm bảo tính hiệu quả.

Nuôi tôm nước ngọt
• 10:50 22/05/2024

Diệt khuẩn vào ban ngày hay ban đêm mang lại hiệu quả cao

Trong ngành nuôi tôm, việc duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe của tôm là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và sinh trưởng của đàn tôm, cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Tạt khoáng
• 11:20 21/05/2024

Lợi ích và tác dụng của tường chắn bờ cho ao nuôi cua

Nuôi cua là một ngành mang lại giá trị kinh tế cao ở ĐBSCL đặc biệt là Cà Mau. Nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu, việc xây dựng tường chắn bờ cho ao nuôi là vô cùng quan trọng. Tường chắn bờ không chỉ giúp bảo vệ ao nuôi mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như duy trì mực nước ổn định, ngăn chặn kẻ thù tự nhiên, và kiểm soát môi trường sống cho cua.

Ao nuôi cua
• 10:40 21/05/2024

Cholesterol trong tôm và những điều cần biết

Là một trong các loài thủy sản có vỏ được nuôi và tiêu thụ nhiều nhất, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, trong tôm cũng chứa hàm lượng cholesterol đáng kể, vậy điều này mang đến tác động tiêu cực hay tích cực?

Tôm
• 05:56 24/05/2024

Tập hợp một số loại cá cảnh không cần oxy, dễ nuôi

Nuôi cá cảnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần, tuy nhiên việc lắp đặt và vận hành máy sủi oxy có thể gây bất tiện cho nhiều người. Đừng lo lắng, vẫn còn rất nhiều lựa chọn dành cho bạn với các loài cá cảnh dễ nuôi, không cần oxy.

Cá cảnh
• 05:56 24/05/2024

Mỹ có còn là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam?

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đóng góp to lớn vào nền kinh tế đất nước. Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ luôn được xem là điểm đến tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hiện nay, thị trường xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang tăng trở lại, riêng quý I/2024 xuất khẩu nhóm hàng này sang Mỹ đạt gần 324 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy, Mỹ vẫn tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

Chế biến thủy sản xuất khẩu
• 05:56 24/05/2024

Tín hiệu tích cực từ công tác bảo tồn rùa biển tại làng chài Nhơn Hải

Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ các loài thủy sản quí hiếm đặc biệt là rùa biển đã được tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng ngư dân. Nhận thức của cộng đồng ven biển tỉnh Bình Định nói chung trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là bảo tồn rùa biển đã tăng lên rõ rệt.

Rùa biển
• 05:56 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò cho ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 05:56 24/05/2024