Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm giải pháp vực dậy ngành cá tra

Sáng 21-8, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

vuc day nganh ca tra
Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra ở ĐBSCL ngưng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng

Theo Bộ NN&PTNT, đến ngày 16-8, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi trên 4.696ha cá tra (tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2012), thu hoạch được 3.570,4ha (tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2012), đạt sản lượng trên 770.000 tấn (tăng 5,3% so với cùng kỳ 2012). Theo đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 849,538 triệu USD (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2012).

Tuy nhiên, do giá nguyên liệu (giống, thức ăn, thuốc thú y…) tăng, bệnh trên cá tra nuôi vẫn xuất hiện do nhiều nguyên nhân nên tỷ lệ thiệt hại cao, trong khi đó giá bán ra thấp (từ 19.000 đến 22.000 đồng) nên người nuôi thường bị lỗ. Hiện toàn vùng ĐBSCL có hơn 70 doanh nghiệp chế biến cá tra, trong đó có một số doanh nghiệp do thiếu vốn hoặc còn số lượng tồn kho nên chỉ hoạt động cầm chừng. Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến hiện vẫn còn lỏng lẻo. Hiện tượng doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền mua cá, người nuôi bị chiếm dụng vốn diễn ra khá phổ biến; ngay cả những hộ nuôi theo hình thức liên kết đầu tư cũng bị một số doanh nghiệp nợ và không trả…

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho rằng: “Chúng ta cần đánh giá lại vấn đề cung cầu. Nếu xác định được và cân đối vấn đề này thì sẽ thuận lợi rất nhiều cho việc quy hoạch vùng nuôi và giải quyết được vấn đề đầu ra cho sản phẩm cá tra. Song song đó, chúng ta phải tích cực tìm hiểu giá cả, thị hiếu của thị trường nhiều nước, khu vực trên thế giới và không nhất thiết phải tập trung vào một hoặc hai thị trường nào. Đồng thời, công tác quản lý của Nhà nước phải được tăng cường hơn nữa, đảm bảo chất lượng sản phẩm và thương hiệu của cá tra Việt Nam”.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Thời gian tới, UBND các tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng con giống. Tiếp tục rà soát lại diện tích, khuyến cáo người nuôi chỉ nuôi khi đã có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích người nuôi và doanh nghiệp thiết lập cơ chế chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất”.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định: “Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu nâng cao tính kháng bệnh của đàn cá bố mẹ có chất lượng tốt cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống. Nghiên cứu xây dựng quy trình hướng dẫn người nuôi cá trong việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình nuôi để giảm giá thành sản phẩm. Khuyến khích các bên tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu....”

Ngoài ra, tại hội nghị, cũng có nhiều ý kiến đề xuất Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí thêm nguồn vốn để triển khai thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 và đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL theo quyết định của Chính phủ. Ngân hàng nhà nước nghiên cứu điều chỉnh lại phương thức cho vay vốn hiện nay, tạo điều kiện cho người nuôi dễ tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi,…

Theo Quân Đội Nhân Dân
Đăng ngày 22/08/2013
Tin, ảnh: VĂN XÂY
Kinh tế

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:35 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 14:35 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 14:35 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 14:35 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 14:35 17/12/2024
Some text some message..