Đồng hành với ngư dân

Năm 2020, hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, sản lượng khai thác thấp, việc tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Năm 2021 được dự báo tình hình chưa thể khả quan, do vậy, ngư dân rất cần sự đồng hành, hỗ trợ từ các cơ quan chức năng.

Tàu cá neo đậu
Tàu cá neo đậu tại Cảng Hòn Rớ.

Nhiều khó khăn

Năm 2020, hầu hết các tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân trong tỉnh đều rơi vào cảnh từ hòa đến thua lỗ. Theo ngư dân Kiều Minh Thuận - chủ tàu cá KH 96779 TS, năm qua, 1 tàu cá thực hiện khoảng 10 chuyến biển thì có đến 5 chuyến thua lỗ. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng khai thác thấp, mỗi chuyến ngư dân chỉ khai thác được gần 10 con cá ngừ đại dương (sản lượng khoảng 500kg). Trong khi đó, việc tiêu thụ gặp khó do tác động của dịch Covid-19, giá cá nguyên liệu xuống thấp, có thời điểm cá ngừ đại dương chỉ còn 85.000 đồng/kg, cá ngừ sọc dưa chưa được 20.000 đồng/kg… Các chuỗi liên kết khai thác, thu mua, tiêu thụ cá ngừ giữa các doanh nghiệp với ngư dân cũng ngừng hoạt động do doanh nghiệp gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng ban Quản lý cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) cho biết: “Qua theo dõi và trao đổi với các tàu cá cập cảng Hòn Rớ, chúng tôi nhận thấy tàu khai thác xa bờ gặp khó khăn về ngư trường và nguồn lợi nên số tàu nằm bờ khá lớn. Năm 2020, chỉ có 7.393 lượt tàu cá cập cảng Hòn Rớ để bốc dỡ thủy sản khai thác, với tổng sản lượng thủy sản hơn 12.320 tấn các loại, đạt 88% kế hoạch. Sản lượng thủy sản qua cảng Hòn Rớ thấp đã khiến hoạt động thu mua hải sản tại cảng cũng ảm đạm hơn những năm trước. Nếu như đầu năm 2020, có 30 doanh nghiệp, nậu vựa thuê mặt bằng để thu mua hải sản tại cảng thì đến cuối năm có 5 nậu vựa trả mặt bằng”.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2020, mặc dù các chính sách khuyến khích phát triển khai thác thủy sản đã được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai kịp thời, hiệu quả đến ngư dân, giá xăng dầu ổn định… nhưng tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đã khiến cho giá các mặt hàng thủy sản giảm mạnh. Trong khi đó, thời tiết cuối năm bất lợi, sản lượng khai thác tại các ngư trường truyền thống sụt giảm nên sản lượng thủy sản khai thác của ngư dân toàn tỉnh năm 2020 chỉ đạt gần 95.600 tấn các loại, giảm 1,91% so với năm 2019. Những điều này đã khiến cho đời sống của ngư dân trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Tích cực hỗ trợ

Năm 2021 được xác định tiếp tục là năm khó khăn trong hoạt động khai thác thủy sản. Do đó, nhiều chủ tàu cá kiến nghị Nhà nước có thêm chính sách hỗ trợ, đồng hành với ngư dân như: Ổn định đầu ra của sản phẩm thủy sản khai thác; hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá và cước phí liên lạc trên biển; có chính sách để đào tạo, thu hút lao động nghề biển. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm xem xét việc tăng số chuyến biển được hỗ trợ nhiên liệu cho chủ tàu từ 4 chuyến/năm hiện nay lên 6 chuyến/năm; miễn, giảm lãi và cơ cấu lại thời gian trả nợ vay vốn cho chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu cá…

Để phát triển khai thác thủy sản theo hướng bền vững, đồng thời hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản sẽ tiếp tục chú trọng việc hướng dẫn ngư dân tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chuyển dần từ đội tàu công suất nhỏ sang nghề cá hiện đại với đội tàu công suất lớn, trang bị đầy đủ ngư cụ, thiết bị hàng hải tiên tiến; đẩy mạnh chuyển giao, hỗ trợ ngư dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác, bảo quản để nâng cao hiệu quả chuyến biển, từ đó nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó, một số tín hiệu đáng mừng là xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ sang thị trường châu Âu có dấu hiệu khởi sắc trở lại từ cuối năm 2020 đến nay nhờ Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, các đơn vị trong ngành Thủy sản đang tích cực hỗ trợ ngư dân, doanh nghiệp trong việc xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác…

Theo ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, ngoài việc đồng hành với ngư dân bám biển, Chi cục Thủy sản sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải  pháp để tiếp tục chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) để góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu. Theo đó, đơn vị sẽ tập huấn, tuyên truyền về Luật Thủy sản, Chỉ thị 689 của Chính phủ và chống khai thác IUU; phối hợp với các địa phương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tất cả tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên theo quy định, rà soát để đảm bảo tàu cá hoạt động phải được cấp giấy phép khai thác; thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến; kiểm soát sản lượng cập bến theo quy định; thanh tra, kiểm tra tại cảng, xử phạt nghiêm hành vi khai thác IUU; ghi nhật ký, báo cáo khai thác. Đồng thời, chi cục thực hiện nghiêm công tác xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác theo quy định; hoàn thiện dữ liệu quản lý tàu cá...

Đăng ngày 12/01/2021
Hải Lăng
Đánh bắt

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 17:06 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 17:06 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 17:06 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 17:06 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 17:06 06/10/2024
Some text some message..