Đồng nhiễm AHPND và đốm trắng trên tôm

Tôm mang mầm bệnh đốm trắng khi nhiễm bệnh AHPND sẽ có tỷ lệ tử vong nhanh và cao hơn so với tôm bị nhiễm AHPND đơn thuần.

Tôm giống
Tôm giống.

Hoại tử gan tụy cấp tính và đốm trắng là 2 bệnh nguy hiểm và thường gặp trên tôm, bệnh lây lan nhanh và rất khó kiểm soát, hiện tượng tôm nhiễm bệnh và thời gian bùng phát dịch phụ thuộc và nhiều yếu tố. 

Vibrio parahaemolyticus (AHPND) là nguyên nhân chính dẫn đến hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm. Khi nhiễm bệnh tế bào gan trở nên mẫn cảm và dễ bị tổn thương hơn. Biểu hiện đầu tiên là teo gan, dễ bị tổn thương hơn đường ruột rỗng, dạ dày xuất hiện bóng khí, sau đó tôm bơi chậm chạp tấp mé bờ và rớt đáy. Bệnh gây chết 100% trên tôm thẻ lẫn tôm sú và gây thiệt hại lớn cho người nuôi nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Đốm trắng hay White Spot Syndrome Virus (WSSV) cũng là một bệnh nguy hiểm gây chết h trên các vùng nuôi từ nhiều năm qua. Chỉ trong một vài năm xuất hiện, virus hội chứng đốm trắng (WSSV) đã lan rộng khắp thế giới ở khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông … và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, khi ao nhiễm WSSV tôm vẫn có thể sống sót, không chết đột ngột. Nhưng nếu cùng đồng nhiễm một vài mầm bệnh thì sẽ dẫn đến bùng phát bởi các bệnh cơ hội như Vibrio spp, khiến tôm chết nhanh hơn.

Trong một số nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy, tôm có thể bị đồng nhiễm 2 loại bệnh hoại tử gan tụy do Vibrio parahaemolyticus và virus hội chứng đốm trắng.Khi đồng nhiễm đốm trắng và hoại tử gan tụy sẽ khiến tôm sớm rớt đáy và chết hàng loạt.

Năm 2017 tại Philippin, tỷ lệ tôm chết do đạt lức kỉ lục (lên tới 60%). Qua các xét nghiệm lâm sàn bằng PCR cho kết quả tôm dương tính với 2 loại virus là AHPND và WSSV. Từ đó các nhà khoa học đã rút ra giả thuyết rằng khi tôm mới nhiễm WSSV sẽ không có triệu chứng cụ thể, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục thì dịch sẽ dễ bùng phát hơn khi tôm mang cả mầm bệnh AHPND trong cơ thể.

Đầu năm 2019, tiến sĩ Jee Eun Han và các cộng sự tại Hàn Quốc đã tiến hành các nghiên cứu để khảo sát và đánh giá tình trạng bệnh, tỉ lệ chết của tôm và mối tương quan giữa 2 loại mầm bệnh này.

Bố trí thí nghiệm

Mẫu tôm thí nghiệm có trọng lượng (0,5 ± 0,05 gram/con) được lấy từ trang trại nuôi trong khu vực và được chia thành 4 nhóm, tôm được nuôi ở điều kiện môi trường ổn định. Trong 4 mẫu sẽ có 2 mẫu mang mầm bệnh đốm trắng từ 2 nguồn gốc khác nhau, 1 nhóm đồng nhiễm 2 bệnh và 1 nhóm là mẫu đối chứng. Sau 2 mốc thời gian 4 ngày và 10 ngày, bằng cách quan sát và kiểm tra bằng PCR và IHC các mẫu tôm cho ra kết quả khác nhau.

Nhóm 1: Tôm nhiễm virus đốm trắng (WSSV) lây nhiễm do dùng chung nguồn nước.

Nhóm 2: Tôm nhiễm virus hoại tử gan tụy (WSSV) lây nhiễm bằng thức ăn.

Nhóm 3: Tôm đồng nhiễm 2 loại virus WSSV và AHPND.

Nhóm 4: Mẫu tôm đối chứng không nhiễm bệnh.

Trong 4 ngày đầu có một lượng nhỏ tôm rớt đáy ở nhóm 1, ở nhóm 2 tỉ lệ tôm rớt đáy 40%, nhưng ở nhóm 3 chỉ trong 2 ngày tôm có hiện tượng rớt đáy tới 75% ngày so với mẫu đối chứng. Qua các xét nghiệm PCR, lượng vi khuẩn trong tế bào gan của tôm ở nhóm 3 tăng đột biến (mức độ G3-4).


Mẫu tế bào gan tuy ở tôm thí nghiệm

(A): Nhóm 4 tế bào tôm hoàn toàn khỏe mạnh.

(B) Nhóm 2 Các tế bào dương tính với đốm trắng (WSSV) lây nhiễm bằng cách cho ăn.

(C) Nhóm 1 Các tế bào dương tính với đốm trắng (WSSV) lây nhiễm bằng dùng chung nguồn nước.

(D) Nhóm 3 Các tế bào dương tính với đốm trắng (WSSV) và hoại tử gan tụy (AHPND).

Sau 10 ngày tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm thì kết quả ở nhóm 2 tương đối khả quan khi các tế bào gan ở những con tôm còn sống có dấu hiệu hồi phục, HP trở nên bình thường. Riêng mẫu tôm ở nhóm 3 bị các tế bào gan bị nhiễm trùng và hoại tử nghiêm trọng (mức độ G4).


Hình mô bệnh học từ tôm

A: nhóm 4 gan tụy phát triển bình thường.

B: Nhóm 2 các tế bào gan tụy trở nên bình thường gần giống với nhóm 4.

C: Nhóm 3 tế bào biểu mô gan tụy có dấu hiệu kết đặc và bong tróc.

Kết quả thí nghiệm

Khi tôm bị bệnh đốm trắng, bệnh sẽ không gây chết đột ngột nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể. Sức đền kháng của tôm giảm dần theo thời gian, đây là cơ hội thuận lợi để bệnh virus hoại tử gan tụy và các bệnh khác tấn công, đẩy dịch bệnh lên cao dẫn đến tôm rớt ao chỉ trong một thời gian ngắn.

Bênh cạnh đó, qua kết quả thí nghiệm, nếu tôm đồng mắc 2 bệnh khả tôm chết nhanh hơn và khả năng phục hồi do hoại tử gan tụy hầu như không có.

Để hạn chế dịch bệnh trên tôm, người nuôi nên quan tâm đến miễn dịch cho tôm, tăng sức đề kháng và quản lý môi trường tốt tránh dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại cho quá trình nuôi.

Theo Jee Eun Han và Ji-Eun Kim

Đăng ngày 15/11/2019
YẾN QUYÊN Lược Dịch
Kỹ thuật

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Một số vấn đề cần biết về sử dụng prebiotic trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm, gần đây hay nhắc đến Prebiotic là một thành phần được lên men có chọn lọc dẫn đến những thay đổi đặc biệt về hoạt động của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe của tôm.

Lợi khuẩn
• 11:26 11/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 09:22 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 09:22 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 09:22 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 09:22 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 09:22 17/02/2025
Some text some message..